Monday 25 December 2023

Hình dung quán tưởng trong tham thiền

 

Triệu Đại Dương trình bày tại buổi họp nhóm MFVN tháng Ma Kết, 24.12.2023.

Bài chia sẻ của Thầy Lâm Văn Kiệt tháng Ma Kết

 

Thầy Lâm Văn Kiệt giảng tại buổi họp nhóm MFVN tháng Ma Kết, 24.12.2023.

- Đức Jesus - Đấng Chohan Cung 6
- Ảo cảm của các cặp đối lập




Dấu hiệu Ma Kết

 

Trần Thị Bích Hường và các thành viên nhóm Ma Kết chia sẻ tại buổi họp nhóm MFVN tháng Ma Kết, 24.12.2023.

Kỳ Công Ma Kết



 Chị Hoàng Thùy Vân trình bày tại buổi họp nhóm MFVN tháng Ma Kết, 24.12.2023.

Friday 22 December 2023

Thiền Đông Chí và Lễ Khai Giảng năm học mới

 Trường Morya Federation, ngày 21-22.12.2022

Buổi lễ với nhóm Việt Nam

    


Buổi lễ với toàn trường Morya Federation




Bài thiền MQ, GQ bằng tiếng Anh

MQ Meditation Playlist Link: https://www.youtube.com/playlist?list=PLi6WtP0OfZNYAAZ-L6hxeV9LiaAAypddN

Meditation Quest focuses on learning meditation techniques and establishing a meditation rhythm that contributes to spiritual living and the development of the right use of the mind for expression of the Soul.

GQ Meditation Playlist Link: https://www.youtube.com/playlist?list=PLi6WtP0OfZNZq-cxbGXty8zKEixItGSwj

Meditations for Great Quest and Quest Universal 100

Students of both Great Quest and Quest Universal work with meditations based on The Light of the Soul, the Yoga Sutras of Patanjali using Raja Yoga meditation, called the “kingly Science of the Soul”.  It focuses on the right use of the mind as a method to achieve union of the separated human consciousness with its divine spiritual nature. Yoga, or Union, is achieved by subjugating the lower nature and restraining chitta (mind).  Uncontrolled desire and an unregulated mind shut off the light of the soul inhibiting spiritual consciousness.

Our task is to gain control of the psychic nature (the emotional body tinged faintly with mind – kama-manas); and prevent the mind from carrying on its restless chatter and its mindless thoughtform building.  Below you will find audio and video recordings for these meditations, which give us the tools we need to cultivate the means to achieve union by overcoming the obstacles and hindrances that prevent us from achieving it.

Nhận biết và khắc phục ảo cảm ở người chí nguyện, đệ tử

Xem tại link: https://www.minhtrietmoi.org/WPress/nhan-biet-va-khac-phuc-ao-cam-o-nguoi-chi-nguyen-de-tu 

TIỂU LUẬN DHY KHÓA QU1

**********

NHẬN BIẾT VÀ KHẮC PHỤC ẢO CẢM Ở NGƯỜI CHÍ NGUYỆN ĐỆ TỬ

HỌC VIÊN: ĐOÀN THU NGUYỆT

MENTOR HƯỚNG DẪN: LÂM VĂN KIỆT

Trường Morya Federation – Tháng 12/2023

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 

CHƯƠNG 2: TỔNG KẾT CHUNG VỀ ẢO CẢM 

CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN GÂY RA ẢO CẢM

1. Nguyên nhân thuộc hành tinh

2. Nguyên nhân gây ra bởi nhân loại nói chung

3. Nguyên nhân đến từ cá nhân mỗi người

CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI ẢO CẢM VÀ GỢI Ý VỀ CÁCH GIẢI QUYẾT

1. Ảo cảm đến từ các cung năng lượng

Ảo cảm của cung 1

Ảo cảm của cung 2

Ảo cảm của cung 3

Ảo cảm của cung 4

Ảo cảm của cung 5

Ảo cảm của cung 6

Ảo cảm của cung 7

2. Các ảo cảm phổ biến đang tác động tới nhân loại hiện nay

3. Các ảo cảm tập hợp từ thư Chân sư DK gửi đệ tử thuộc nhóm hạt giống số 2 – nhóm giúp xua tan ảo cảm thế gian

Thư gửi D.I.J

Thư gửi D.H.B

Thư gửi D.L.R

Thư gửi L.T.S.K

Thư gửi D.P.R

Thư gửi L.U.T

Thư gửi I.B.S

Thư gửi D.A.O

Thư gửi W.D.B

Thư gửi J.S.P

4. Các ảo cảm tự vấn của người viết nghiên cứu

CHƯƠNG 5: CÁCH GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ CÁC ẢO CẢM – KỸ THUẬT ÁNH SÁNG

1. Nhận biết ảo cảm đang chi phối bản thân

2. Kỹ thuật giải quyết ảo cảm của Kỷ nguyên mới – “Kỹ thuật ánh sáng”

Giai đoạn 1: Nỗ lực tập trung ánh sáng trí tuệ và ánh sáng vật chất vào thể trí

Giai đoạn 2: Tập trung nhờ nỗ lực thiền định

Giai đoạn 3: Ánh sáng trí vật chất, ánh sáng trí tuệ và ánh sáng linh hồn được pha trộn, hòa lẫn và tập trung một cách hữu thức

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các kỹ thuật cơ bản của giai đoạn tập trung trong tham thiền huyền môn

Xem tại link: https://www.minhtrietmoi.org/WPress/cac-ky-thuat-co-ban-cua-giai-doan-tap-trung-trong-tham-thien-huyen-mon

TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ QUEST UNIVERSAL 1

Các bạn có thể xem bản pdf ở đây:

*********

Học viênNguyễn Dạ Trinh Lan

Năm 2023

MỤC LỤC

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1. Lý do chọn đề tài:

2. Mục tiêu của đề tài:

3. Giới hạn và phạm vi:

4. Nội dung thực hiện:

5. Phương pháp nghiên cứu:

PHẦN II: NỘI DUNG

I. KỸ THUẬT CHỈNH HỢP

1. Khái niệm về sự chỉnh hợp

2. Tiến trình chỉnh hợp

3. Kết quả của sự chỉnh hợp

4. Giai đoạn chỉnh hợp trong bài tham thiền huyền linh

5. Kinh nghiệm cá nhân về sự chỉnh hợp

II. KỸ THUẬT HÌNH DUNG

1. Khái niệm về hình dung

2. Các bước của kỹ thuật hình dung

3. Quá trình tưởng tượng sáng tạo:

4. Một ví dụ về kỹ thuật hình dung

5. Đặc điểm của những hình thể được tạo ra qua sự hình dung

6. Khi thực hành đúng, kỹ thuật hình dung mang lại những kết quả

III. KỸ THUẬT TƯ DUY TUẦN TỰ.

1. Khái niệm về tư tưởng (hình tư tưởng), tư tưởng gốc

2. Khái niệm tư duy tuần tự

3. Kỹ thuật thực hành

4. Mục tiêu của việc thực hành kỹ thuật tư duy tuần tự.

5. Liên hệ thực hành

IV. ỨNG DỤNG THỰC HÀNH – BÀI THIỀN NHÓM SỐ 1

1. Giai đoạn chuẩn bị trước khi thực hành

2. Quá trình thực hành:

3. Trải nghiệm về bài thiền và việc mở rộng trái tim

PHẦN III. KẾT LUẬN

Monday 18 December 2023

Hành trình đi đến Tự Do và Trưởng Thành


Nó là việc mình phải đi xa, đi thật xa cái quen thuộc, cái nhỏ bé, cái vô thức, và đi đến một lúc nào đó mình chợt nhận ra ồ thì ra mọi thứ mình tìm kiếm không nằm ngoài kia mà nằm bên trong chính mỗi chúng ta. Đến lúc đó ta trở về, phủi hết mọi bụi đường, mọi ngộ nhận, mọi ảo tưởng và ta tìm thấy ta ngay tại nơi ta bắt đầu. 

Nó giống như việc ta đi tìm kho báu, đi hết các nơi, trải qua bao gian truân cuối cùng bản đồ chỉ cho ta kho báu nằm ngay dưới chân ta nơi ta bắt đầu cuộc hành trình. 

Tự Do và Trưởng Thành là một cuộc hành trình như vậy. Nhiều người sẽ nghĩ rằng sẽ phí thời gian công sức, có cách nào để thấy "kho báu" ngay từ lúc đầu không? Dạ không! Nếu từ lúc đầu mà không cất bước đi, thì sẽ mãi mãi không có kho báu. Cuộc đời là vậy, nó là một hành trình, và hành trình đó dạy cho ta bài học, những bài học này là kho báu, kho báu không phải là đích đến, mà là ngay bây giờ và ở đây trong cuộc hành trình của bạn.

Thương mời bạn xem lại video buổi chia sẻ về "Hành trình tự do và trưởng thành" diễn ra ngày 16/12/2023 tại đây:

https://youtu.be/T1WGiCRFIao

File trình bày (pdf):

https://tinyurl.com/hanhtrinhtudo

Xin chân thành cảm ơn mọi người đã tham dự chương trình trực tiếp và theo dõi gián tiếp qua livestream, đã có những chia sẻ, đóng góp, góp ý để buổi trò chuyện thêm phần ý nghĩa. ❤

Xin chúc cho mỗi chúng ta vững bước trên hành trình tự do và trưởng thành của chính mình. ❤ 

Thương,

Phạm Tú








Sunday 3 December 2023

Karma và Luân Hồi

Karma là định luật phổ quát được thấy trong tất cả mọi tôn giáo và triết học, khoa học. 

💜 Nền tảng khoa học của định luật này là: Không có gì ngoài năng lượng và lực, mỗi lực phát ra đều đi kèm phản lực. 

💜 Gieo gì gặt nấy. Định luật này áp dụng không chỉ cho những gì chúng ta nhìn thấy quanh mình mà còn cho cả những cảm xúc, suy nghĩ, hành động và lời nói của chúng ta. 

🍀 🍀 🍀 Trong tháng này, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại về Karma và những vấn đề liên quan đến nghiệp quả, luân hồi cũng như việc hóa giải Karma.

Cầu mong cho mỗi người sẽ thấy được thực tính của chính mình và trở thành một pháp toà thông minh cho cuộc đời mình như lời dạy của một vị Chân sư Minh triết: "Mỗi người là nhà lập pháp của chính mình, kẻ tạo ra vinh quang hay buồn khổ cho chính bản thân mình." 💜

Link file pdf: https://tinyurl.com/karmaluanhoi

Tuesday 28 November 2023

Phụng Sự

 Chị Jade Hằng trình bày tại buổi họp nhóm MFVN tháng trăng tròn Nhân Mã, ngày 26.11.2023.

5 Ảo Cảm cơ bản của nhân loạn - Phần 3

 Thầy Lâm Văn Kiệt chia sẻ tại buổi họp nhóm MFVN tháng trăng tròn Nhân Mã, ngày 26.11.2023.

Dấu hiệu và kỳ công Nhân Mã

 

Chị Trần Bích Hường trình bày tại buổi họp nhóm MFVN tháng trăng tròn Nhân Mã, ngày 26.11.2023.

Monday 23 October 2023

Hội nghị MFVN lần thứ nhất - Hà Nội, 21-22.10.2023

 



Hội nghị MFVN lần thứ nhất đã kết thúc tốt đẹp đúng như khẩu hiệu đã chọn “Tích hợp Nhóm trong Ánh sáng và Tình thương”, xin chân thành cảm ơn các Cô Chú và các anh chị em trong đại gia đình tinh thần thân yêu.


Một số hình ảnh từ hội nghị:






Tuesday 17 October 2023

Sự thật về cõi cảm dục và thể cảm dục

Chia sẻ của Hoàng Quốc Khánh

Trước đây chúng ta từng thảo luận qua về cảm giác (feeling) và tình cảm (emotion). Khi khuynh hướng của con người còn thuần túy con vật thì cảm giác là yếu tố nổi bật. Dần dần, với sự tham gia của thể trí, trong sự phối trộn với cảm giác, tạo ra “tình cảm” hay là sự pha trộn giữa cảm giác – trí tuệ, thể “trí-cảm”, trong đó cảm giác là tác nhân chi phối. Sự tham gia của thể trí tiết lộ sự hiện tồn của dục vọng hay ham muốn (desire). Khi tình cảm xuất hiện, nó gợi lên ham muốn. Ham muốn này luôn biểu thị tính chất nhị nguyên (cái đang ham muốn – desiring và cái được ham muốn – desired). Ham muốn này thu hút những chất liệu để tạo thành một hình tướng (form) nhằm thỏa mãn hay đáp ứng với dục vọng. Thể trí cảm gợi lên ham muốn sau đó kiến tạo hình tướng tạo nên nhị nguyên tính. Kết quả của nhị nguyên tính từ thể trí cảm và dục vọng này là ảo cảm, tính chất mà cuối cùng tạo thành cõi cảm dục. 

Giới dưới nhân loại không biết đến cõi cảm dục (vì các giới này không có trí cảm kama-manas, không có tình cảm – emotion, do đó, không đủ điều kiện tạo thành cõi cảm dục), giới siêu nhân loại đã vượt qua cõi cảm dục (vì nhị nguyên giữa linh hồn và phàm ngã được vượt qua và trở thành nhất nguyên hay phàm ngã được linh hồn thấm nhuần, tình cảm được chuyển hóa thành phổ quát và vô ngã, dục vọng thành đạo tâm, thể cảm dục chỉ còn là vận cụ để biểu lộ bác ái thuần khiết – bồ đề, ảo cảm nhường chỗ cho thực tại), và nhận thức cõi cảm dục chỉ là lĩnh vực kinh nghiệm tạm thời nơi con người sống. 

Những năng lượng đang chiếm lấy hình tướng trên cõi cảm dục thì không thuần túy tình cảm (emotion) hay cảm giác (feeling) được phủ trong vật chất thuần túy cảm dục, vì không có điều gì như vậy. Trong TWM, Đức DK nói rằng cõi cảm dục là nơi gặp gỡ của các loại năng lượng hỗn loạn. Đó là các dục vọng bản năng được kêu gọi từ vật chất đang tiến hóa của cõi hồng trần. Đó cũng là các năng lượng từ cõi trí (qua hình tư tưởng) đang đi xuống vào biểu lộ, đang khoác lên chúng với chất liệu dục vọng. Nó tạo thành một tập hợp các mãnh lực hỗn loạn (E-motion ~ energy in motion: năng lượng chuyển động). Các loại mãnh lực thiêng liêng làm sinh động vật chất của cõi cảm dục, khi được mang lại cùng nhau, tạo thành Đại Huyễn Tưởng là: mãnh lực của dục vọng ích kỷ (cung 1); mãnh lực sợ hãi (vốn có bản chất là bản năng của động vật thiếu suy nghĩ, do đó, liên quan đến cõi trần; khi nó liên quan đến con người, nó được tăng cường bởi năng lực trí tuệ, qua hình tư tưởng do đó, liên quan đến cõi trí) (cung 2); mãnh lực hấp dẫn tình dục (và tiền bạc), từ cõi hồng trần (tam bộ, tinh thần – linh hồn – vật chất, biểu lộ ở cõi hồng trần) (cung 3). 

Chúng ta biết, mãnh lực bao phủ với dục vọng tác động lên vật chất cõi cảm dục tạo nên hình tướng cảm dục, đó chính là cõi cảm dục. Do đó, cõi cảm dục là kết quả của hình tư tưởng (từ cõi trí) đang đi xuống được khoác lên vật chất của dục vọng, gặp gỡ tập hợp những nhu cầu bản năng (cõi hồng trần) đang đi lên, tạo thành một điểm nhất tâm (point of tension), sau đó là sự xuất hiện của những gì được biết như cõi cảm dục, một khu vực hoạt động được con người tạo nên. 

Chúng ta được dạy rằng, đám sương mù cảm dục là những sự vật thực sự. Vì ánh sáng, linh hồn, vật chất là các thuật ngữ đồng nghĩa, và có bản chất tương tự như nhau. Ánh sáng là vật chất, sương mù cảm dục là vật chất. Do đó, chúng ta được dạy về kỹ thuật ánh sáng vốn là sự dung hợp, phối trộn của hai loại ánh sáng vật chất là ánh sáng trí tuệ và ánh sáng hồng trần, sau cùng được hợp nhất với ánh sáng của linh hồn để xua tan ảo cảm. Không có ánh sáng của cõi cảm dục, vì cõi này chỉ phản chiếu (như mặt nước hồ phản chiếu ánh trăng) với ánh sáng từ cõi trí hoặc từ ánh sáng vật chất từ cõi hồng trần. Ánh sáng tiết lộ thực tại, xua tan ảo cảm. 

Ánh sáng và chất liệu là những thuật ngữ đồng nghĩa. Do đó, ánh sáng vừa là biểu hiện của thượng đế Ngôi Ba, vừa là đặc trưng của thượng đế Ngôi Hai. Mỗi giai đoạn ánh sáng tiết lộ hay thiên khải sẽ giúp chúng ta nhận ra được bản chất của thế giới hình tướng, thế giới lý tưởng, bản chất của linh hồn, của ý tưởng và của thiên tính. Ánh sáng của cái ngã thấp cá nhân tiết lộ cho con người thế giới hình tướng, vật chất, bản năng, dục vọng và trí tuệ. Ánh sáng linh hồn tiết lộ bản chất mối quan hệ giữa những hình tướng của sự sống (thế giới sắc tướng) với thế giới vô sắc tướng và sự xung đột giữa điều chân và điều giả. Ánh sáng trực giác (Ánh sáng siêu nhiên trên đỉnh núi điểm đạo) khai mở trước linh thị của linh hồn bên trong phàm ngã (phàm ngã được biến dung ở cuộc điểm đạo thứ ba) bản chất của Thượng Đế và sự hợp nhất của Tổng Thể. Trong quá trình tiến hóa, luôn luôn dục vọng từ vật chất hữu hình trong thế giới sắc tướng trở nên càng ngày càng tinh anh hơn, đến thế giới vô sắc tướng, cho đến khi không còn loại vật chất nào bị thu hút. Chúng ta nhận thức rằng sự tiến hóa là quá trình điều chỉnh khía cạnh vật chất theo khía cạnh tinh thần. Khi toàn bộ vật chất đã đáp ứng với sự sống hay nhu cầu của tinh thần thì cuộc tiến hóa kết thúc. Sự “điều chỉnh” này là công việc của Thượng Đế Ngôi Hai phản ảnh trong Linh hồn, hay thể cảm dục đối với phàm ngã. 

Tính không ngừng nghỉ của dục vọng vật chất, tìm kiếm sự thỏa mãn trong tam giới (ba cõi thấp đều là vật chất), cuối cùng nhường chỗ cho đạo tâm hướng đến sự tiếp xúc linh hồn và sự sống linh hồn. Điều này, sau khi trải qua năm cuộc điểm đạo, sẽ tiết lộ cho con người sự thật không được nhận thức về tính không chia rẽ và về mối liên hệ giữa ý chí cá nhân với ý chí thiêng liêng. Khi tất cả được hợp nhất hay tổng hợp thì không còn dục vọng (dù tinh tế hay thấp kém), và sự thu hút về phía vật chất. Dục vọng tồn tại vì sự thu hút của Tinh thần và vật chất. Lúc này trạng thái trung gian như linh hồn hay thể cảm dục không còn cần thiết, và chỉ còn lại nhận thức nhất nguyên. 

Trạng thái thứ hai là trạng thái kiến tạo hình hài, nhờ định luật hấp dẫn, thu hút vào chính nó vật chất cần thiết, tạo ra hình tướng, nhằm biểu lộ tính chất và sau rốt tiết lộ mục tiêu của Sự Sống. Bản chất của cõi cảm dục là sự gặp gỡ của các loại mãnh lực như nó được gọi là cõi của các cực rung động. Nó tạo ra sự hỗn loạn của các phản ứng cảm dục và ảo cảm chi phối (do vậy mà cần hạnh phân biện để phân biệt, phân tích và chia tách các loại lực này). Các cực ở đây là cực dương hay tinh thần và cực âm hay vật chất. Ở giai đoạn đầu, sự tiếp xúc của tinh thần và vật chất phản ánh trong cõi cảm dục (như ánh sáng - bóng tối, niềm vui - đau khổ, thiện – ác...)  chỉ toàn xung đột. Khi cặp nhị nguyên linh hồn và phàm ngã gặp nhau ở đó, nó được coi là bãi chiến trường. 

Mối liên hệ giữa dục vọng (desire) và sự tưởng tượng sáng tạo (creative imagination): Ham muốn luôn xuất hiện cùng sự tưởng tượng sáng tạo (chúng ta lưu ý ở đây, sự “tưởng tượng” là tính chất của thể cảm dục, “sáng tạo” là tính chất của thể trí), vốn là khuynh hướng tạo hình (phương diện thứ hai của thiên tính là khuynh hướng tạo hình – form building aspect). Các hình tướng được tạo ra nhằm để thỏa mãn dục vọng được kiến tạo dựa trên một bản thiết kế, mô hình, hình ảnh tùy theo khả năng tưởng tượng sáng tạo. 

Chính ham muốn là động cơ thúc đẩy, nỗ lực được sắp xếp để đáp ứng dục vọng, đang bao hàm việc sử dụng hướng dẫn của thể trí. Về sau, khi sự tiến hóa tiến triển và dục vọng chuyển từ sự thỏa mãn có kế hoạch này sang một sự thỏa mãn khác, nó bắt đầu đảm nhận ít phương diện hồng trần hơn và con người tìm kiếm niềm vui trong những trải nghiệm cảm xúc và trong tính kịch tính của nó. Càng về sau, con người càng bổ sung vào cuộc sống cảm xúc và kịch tính nhiều ham muốn và mục tiêu hơn nhờ vào phương tiện của trí tưởng tượng sáng tạo, do đó, đặt nền tảng cho sự nhận thức thông minh và thực tế về một phần trong mối liên hệ với tổng thể. Chính điều này tạo ra nhận thức nhị nguyên, mà từ thời Atlantean, nền tảng được tạo ra cho sự khai mở về nhận thức nhị nguyên qua những giai đoạn thay đổi về một nhận thức thượng đế nhân hình đến những thức về thực tại trong chính con người. Nhận thức nhị nguyên này theo con người cho đến khi Kẻ Chận Ngõ đối mặt với Thiên Thần của Bản Lai Diện Mục và cuộc xung đột lớn lao và cuối cùng phải diễn ra. Tâm thức nhị nguyên này lên đến đỉnh điểm vào thời điểm cuộc điểm đạo thứ ba trong cuộc chiến cuối cùng giữa các cặp đối lập và chiến thắng vinh quang của Thiên Thần. Khi đó nhị nguyên tính và dục vọng với những gì là vật chất và phi ngã biến mất. Tính đơn nhất và “sự sống phong phú hơn” được thành tựu. 

Bản chất của cõi cảm dục:

Chúng ta đã thấy rằng thể trí cảm, dục vọng ích kỷ (của con người, chủng tộc, nhân loại…), suy nghĩ sai lầm tạo nên ảo cảm; tất cả bao hàm trong nhận thức nhị nguyên. Dục vọng về cơ bản là bác ái, động cơ thôi thúc trong tiến trình biểu lộ và tiến hóa. Khi dục vọng, vốn là biểu hiện lệch lạc của bác ái, là động cơ chính thì nó tạo ra ảo cảm. Cả hai đều là tính chất và có bản chất tâm lý. Cả hai đều kiến tạo hình tướng, đầu tiên là thể cảm dục, sau đó ảnh hưởng lên vật chất hồng trần. Do vậy mà ảo cảm là tính chất của thể cảm dục. Ảo cảm thì tinh tế và cảm xúc (emotional). Ảo cảm hiện nổi lên khi con người nhận thức và ghi nhận dục vọng như động cơ thôi thúc. Do vậy mà ảo cảm là tính chất của cõi cảm dục. Giải tỏa ảo cảm thì cõi cảm dục biến mất. 

Nguyên nhân của ảo cảm:

Ảo cảm tồn tại do nhận thức nhị nguyên, giữa dục vọng và hình tướng thỏa mãn dục vọng. Do đó, hai yếu tố là nguyên nhân của ảo cảm sẽ nằm trong nhị nguyên tính này. Nguyên nhân đầu tiên nằm trong chính chất liệu (substance) (sau rốt thì mục tiêu tiến hóa là sự cứu chuộc vật chất hay sự “Thăng Thiên của Mẹ Vật Chất”). Thứ hai, chúng ta nhớ lại định luật quan trọng rằng tâm thức thì phụ thuộc vào vận thể của tâm thức, và năng lượng tiếp xúc với chất liệu sẽ tạo ra một loại tâm thức nào đó. Nó dẫn đến nguyên nhân thứ hai nằm trong mức độ tiến hóa của Hành tinh Thượng Đế chúng ta, vốn là hành tinh không thánh thiện. Năng lượng thiêng liêng của vị Thượng Đế bất toàn khi đưa vào kết hợp với tính chất và khuynh hướng của chất liệu mà Ngài phải biểu lộ sự sống, mục tiêu và ý định, tạo ra “những chủng tử của sự cái chết và hư hỏng” vốn phẩm định cuộc tiến hóa hành tinh. Những tính chất này là dục vọng biểu hiện qua ảo cảm. Bản chất của cõi cảm dục, do sự phân cực của Hành tinh Thượng Đế, của con người vào cõi cảm dục và hoạt động qua vật chất cảm dục, và chịu tác động của các mãnh lực cảm dục (sợ hãi, tính dục…). Nó tạo nên những trở ngại, vật cản và ngăn trở mà linh hồn trong tất cả những hình tướng được tạo ra phải đấu tranh, gặt hái sức mạnh và sự thấu hiểu để cuối cùng giải thoát. Nó biểu hiện dưới dạng dục vọng (desire). 

Nguyên nhân từ con người: chính con người đã kiến tạo, tăng cường tình trạng ảo cảm của tâm thức vốn tạo thành cõi cảm dục. Những loại năng lượng được mang lại với nhau vốn tạo ra xoáy lốc tạm thời của những năng lượng và tạo ra tình trạng bóng tối, dẫn đến kết quả là tất cả ảo cảm. Nó tạo ra hào quang (vốn là cặp nhị nguyên “tính chất – quality” và “vùng ảnh hưởng – sphere of influence”, một tình trạng tâm thức). 

Do sự an trụ vào thể cảm dục, con người đang bận tâm với chất liệu cảm dục. Những dục vọng cá nhân hay thế giới, vốn chứa đựng trong nó khuynh hướng kiến tạo hình tướng hoặc hình ảnh thu hút vào vật chất cảm dục và tạo ra hiệu ứng kết tinh cụ thể nhất chất liệu cảm dục. Điều này khiến thể cảm dục là một sự thực đối với con người. 

Tam bộ năng lượng cảm dục - dục vọng (cá nhân, quốc gia, chủng tộc, dưới nhân loại) - chất liệu hay vật chất cảm dục tạo ra các hình tướng nhất thời trong cõi cảm dục. 

Cõi cảm dục là gì? 

Cõi cảm dục là cõi của nhị nguyên (tinh thần – vật chất, linh hồn – phàm ngã…các cặp nhị nguyên cao thấp này phản ánh trong cõi cảm dục tạo thành các cặp đối lập), của các cặp đối lập (ánh sáng – bóng tối, thiện – ác, niềm vui – nỗi đau khổ, nóng – lạnh…), và chính là sự tương tác của các cặp đối lập này, cộng với năng lượng được giải phóng của cá nhân, vốn đã xây dựng lên thế giới ảo cảm. Chúng ta được dạy rằng, trạng thái Con là kết quả sự phối ngẫu của Cha Tinh Thần và Mẹ Vật Chất. Phản ánh của cặp đối lập Tinh thần và vật chất này ở cõi cảm dục tạo thành các cặp đối lập của cõi cảm dục, chẳng hạn, niềm vui tương ứng tinh thần, nỗi đau khổ tương ứng vật chất. Sự tương tác của cặp đối lập tinh thần – vật chất ở cõi cảm dục tạo thành phương diện Con với tính chất Bác Ái, biểu hiện thấp là dục vọng và ảo cảm, do đó, Đức DK nói rằng, “tính chất của cõi cảm dục là ảo cảm”; trong tam bộ sự sống – tính chất – sắc tướng, tính chất tương ứng trạng thái thứ hai. Ảo cảm, dục vọng hay bác ái trong tiến trình biểu lộ đều tạo ra nhận thức nhị nguyên. 

Từ ngữ “ảo cảm” bao gồm tất cả các phương diện của những sự lừa gạt, ảo ảnh (ảo tưởng), những hiểu biết sai lầm, diễn giải sai vốn đối mặt với người chí nguyện trong mọi giai đoạn cho đến khi anh ta đạt được hợp nhất (unity). Sự hợp nhất này là bí mật của giải trừ ảo tưởng, như tiến trình giải tỏa ảo cảm. Nguyên nhân của ảo cảm là ý thức nhị nguyên. Khi nhị nguyên không tồn tại, sẽ không có ảo cảm. Mọi vấn đề, rắc rối mà con người trong không gian và thời gian phải đối mặt có nguồn gốc từ nhận thức bản chất nhị nguyên của tất cả biểu lộ. 

Thể cảm dục:

Chức năng của thể cảm dục là để kiến tạo hình tướng cho sự biểu lộ của ý tưởng, với mục đích là phát triển tâm thức (có ba giai đoạn: đầu tiên, nó hoạch đắc tâm thức trong thế giới sắc tướng nhờ cơ cấu đáp ứng; thứ hai nó phát triển sự nhạy cảm, là tâm thức của cảm giác, dục vọng vốn có cội nguồn từ ngã thức; sau cùng, nó phát triển tâm thức tinh thần hay sự nhạy cảm với thế giới tinh thần; Tất cả các giai đoạn này đều hàm ý về nhận thức nhị nguyên). Ý tưởng được khoác lên dục vọng sau đó kiến tạo lên hình tường nhờ thu hút vật chất của cõi hồng trần. Nó tạo lên nhị nguyên giữa trí cảm và hình tướng, tâm thức và vận thể của tâm thức. Khi thể cảm dục còn tồn tại thì ảo cảm còn tồn tại vì tâm thức nhị nguyên vẫn còn. Sự xung đột hay chiến đấu diễn ra ở cõi cảm dục, khi cuộc chiến được vượt qua, với sự chiến thắng về phía con người tinh thần thì nhị nguyên kết thúc, chức năng của thể cảm dục không còn cần thiết. Do đó, có một liên hệ chặt chẽ giữa ảo cảm và thể cảm dục: khi ảo cảm được vượt qua, thể cảm dục biến mất trong tâm thức con người. Không có dục vọng cho cái ngã chia rẽ. Thể trí cảm biến mất, và con người được xem như đang tạo thành mối liên hệ thiết yếu linh hồn – thể trí – não bộ trong bản chất hình hài. 

Thể cảm dục biểu lộ phương diện thứ hai hai của thiên tính là tính chất của Sự sống hay trạng thái Bác Ái, trạng thái Con, Vishnu. Nhưng cõi cảm dục thuộc phương diện thứ ba hay vật chất (Brahma tam phân) với khuynh hướng chia rẽ của nó. Nó làm biến dạng, méo mó và che khuất thực tại, và trở thành ảo cảm bởi sự phân cực hiện nay vào phản ứng cảm dục. Nếu con người vẫn còn chịu sự chi phối của các dục vọng thì thể cảm dục và ảnh hưởng của nó lên thể hồng trần sẽ luôn tạo ra tình trạng lừa dối. Do đó, sự tiến hóa nhằm giúp chuyển hóa dục vọng thành đạo tâm tinh thần và thành bác ái thuần khiết (phản ánh của thể bồ đề). Khi đó, thể cảm dục không còn che án thực tại mà trở nên trong suốt và biểu lộ thực tại. Khuynh hướng kiến tạo hình hài vẫn còn, nhưng hình hài nhằm phục vụ cho Thiên Cơ. 

Thứ hai, loại lực cảm dục này thông qua dục vọng thu hút vào loại vật chất cảm dục, tạo ra thể cảm dục của thế giới, nhân loại, con người... Chức năng của thể cảm dục là để đáp ứng với các loại rung động và kiến tạo hình hài hồng trần nhằm phục vụ cho mục tiêu nào đó hoặc nhằm thỏa mãn dục vọng. 

Do đó, sự tồn tại của cõi cảm dục và thể cảm dục là vấn đề của tâm thức nhị nguyên. Nguyên nhân của ảo cảm cũng là do ý thức về nhị nguyên. Bởi cõi cảm dục là cõi của mãnh lực kép, cõi của hai con đường, cõi của các cực đang rung động. Nó là biểu lộ của trạng thái thiêng liêng thứ hai, Ngôi Con, có bản chất là nhị nguyên, vì Con là kết quả của sự phối ngẫu giữa Cha Tinh Thần và Mẹ Vật Chất trong tiến trình biểu lộ. Trạng thái này biểu lộ lực tiến hóa, do đó, khi chúng ta sử dụng thuật ngữ “tiến hóa” hay linh hồn hay tâm thức, thực sự chúng ta đang nói về nhị nguyên tính. Mục đích của thể cảm dục là kiến tạo nên hình tướng nhằm thỏa mãn dục vọng hay mục tiêu. Đó là khuynh hướng kiến tạo hình hài vốn bị chi phối với Định Luật Hấp Dẫn (Law of Attraction). Khi hình tướng đã hoàn toàn phù hợp với sự biểu lộ của sự sống bên trong thì mục tiêu đạt được, khi đó, cũng qua Linh hồn, Định Luật Đẩy (Law of Repulsion) được kích hoạt, một kẽ nứt xuất hiện, và mãnh lực hủy diệt bắt đầu hoạt động. Hình tướng tan rã để cho sự sống bên trong được giải thoát, và trở về cội nguồn. 

Có thể minh họa về hoạt động của thể trí cảm khi nó tạo ra tình cảm nhị nguyên là niềm vui và nỗi đau khổ. Tình cảm này khơi gợi lên dục vọng, thu hút vào nó loại vật chất cần thiết để thỏa mãn tình cảm trên. Cuối cùng, nó tạo ra ảo cảm vật chất, ảo cảm tình cảm. Khi đạt vật chất, nó thỏa mãn dục vọng, dẫn đến niềm vui, khi không đạt được, nó tạo ra đau khổ. Ảo cảm này tạo thành cõi cảm dục và thể cảm dục của con người. Vì muốn thu đạt vật chất để thỏa mãn, con người tranh đoạt, cướp bóc, xâm lấn, lừa dối, tham lam, sợ hãi... Do đó, phạm vào tội ác chia rẽ. Sự chia rẽ này che giấu thực tại. Đây là bản chất của ảo cảm, nó che giấu thực tại. Sau rốt, khi ảo cảm được vượt qua, nó được thay thế bằng thực tại, dục vọng được chuyển hóa thành đạo tâm, thể cảm dục không còn phản ứng với tình cảm mà chỉ còn là phương tiện biểu lộ bác ái. Khi ảo cảm được vượt qua, thể cảm dục không còn tồn tại, vì không còn nhị nguyên, dục vọng không còn cho cái ngã chia rẽ, thể trí cảm biến mất. 

Dục vọng thì vẫn còn, nhưng nó đã được chuyển hóa thành đạo tâm hoặc phụng sự. Khuynh hướng tạo hình cũng luôn tồn tại. Sự thay đổi, chuyển hóa từ trí cảm (sự pha trộn của cảm dục và trí tuệ, với cảm dục là yếu tố chi phối), lên sự phân cực trí tuệ. Trí tuệ - cảm dục. Đây là kết quả của sự chuyển hóa dục vọng thành đạo tâm tinh thần. Dục vọng hướng đến sự thỏa mãn chính nó hoặc thỏa mãn hạ trí. Đạo tâm hướng đến sự thỏa mãn thành tựu mục tiêu của linh hồn. Như vậy trí cảm (kama-manas)  được chuyển hóa thành thể trí giác ngộ và bác ái tinh thần. Ảo cảm - thực tại. 

Phương pháp:

Chúng ta xem xét vắn tắt tiến trình tiến hóa: sự biến phân, tiến trình giáng hạ, đơn nhất thành vạn thù; tiếp theo là sự cân bằng, tiến trình điều chỉnh nghiệp quả; tiếp nữa là sự tổng hợp hay tinh thần hóa, cái vạn thù lần nữa trở thành cái Đơn nhất; cuối cùng là sự trừu xuất hay giải thoát, kết thúc quá trình tiến hóa, hay sự tự do của Tinh thần khỏi giới hạn của vật chất. 

Phương phát tiến hóa là phương pháp điều chỉnh phương diện vật chất theo phương diện Tinh thần, sao cho vật chất chứng tỏ sự thích hợp hoàn toàn như là thể biểu lộ cho Tinh thần. Phương pháp này tiến hành nhờ định luật chu kỳ hay luân hồi của trạng thái Con. Trong chu kỳ sống của con người, anh ta phát triển dần dần từ giai đoạn tiền sinh khi mà cái Ngã phủ bóng phương diện vật chất cho đến giai đoạn Thượng Ngã chiếm hoàn toàn quyền kiểm soát hình tướng được chuẩn bị. Từ thời điểm mà ngã thức đầy đủ được tìm thấy, con người biểu lộ trong chính mình qua hình tướng càng ngày càng thích hợp hơn. Mỗi chu kỳ sống nhỏ trong chu kỳ lớn của Linh hồn thấy biểu lộ đó càng hoàn thiện hơn, mang hình tướng càng ở dưới kiểm soát hơn và phát triển một nhận thức hữu thức của cái Ngã cho đến chu kỳ đỉnh điểm trong đó cái Ngã chi phối nhanh chóng và chiếm toàn bộ thẩm quyền. Hình tướng trở nên thích hợp hoàn toàn; sự dung hợp giữa hai cực Tinh thần và vật chất được mang vào đầy đủ. Khi đó hình tướng hoặc là được sử dụng hữu thức cho một mục đích đặc biệt hoặc là bị bỏ trống và con người được giải thoát. Lửa điện và lửa ma sát được hợp nhất và lửa thái dương sau đó phát xạ trong vinh quang rực rỡ. Vạn thù trở thành Đơn nhất. 

Do đó, từ ngữ “duy nhất, nhất nguyên – unity” giữ manh mối cho việc giải tỏa ảo cảm hay Đại tà thuyết chia rẽ. Khi nhận thức nhị nguyên kết thúc, ảo cảm cũng kết thúc. 

Mục tiêu của thái dương hệ hiện tại là sự thành tựu của trạng thái Bác Ái – Minh Triết, trạng thái Con, nguyên khí trung gian. Do vậy, con đường Đạo chính là con đường Trung Đạo vốn dẫn thẳng đến mục tiêu tối hậu này. 

Mục đích của việc xua tan ảo cảm trước tiên là vì ảo cảm là kết quả của các dục vọng, ham muốn, tưởng tượng, suy tư sai lầm. Thứ hai, khi hình tướng đã phục vụ xong mục đích của nó và tiếp theo sau tiến trình trừu xuất của sự sống thì cuối cùng là sự phá hủy của hình tướng thành các thành phần cơ bản về kho chứa của tự nhiên. Sau khi kết thúc một chu kỳ, linh hồn hay nguyên khí trung gian không còn cần thiết nữa, sự sống trở về cội nguồn mà từ đó nó xuất phát với sự phát triển phong phú hơn của tính chất, còn chất liệu hay vật chất thì được tăng cường thêm loại rung động. Đây là tiến trình hợp nhất hay huyền đồng cuối cùng. Xem xét tiểu thiên địa, cuộc điểm đạo thứ tư đánh dấu sự hoàn thành hay thành tựu của mục tiêu, và kết quả là sự tan rã hay phá hủy của linh hồn, nguyên khí trung gian. Lúc này không còn gì ngoại trừ sự sống, do đó, đối với điểm đạo đồ, thể cảm dục, vốn là nguyên khí trung gian thì không tồn tại, bởi Ngài không còn đồng hóa với chất liệu hay vật chất trong ba cõi hay năm cõi thấp nữa. Ngài không còn bị thu hút bởi phương diện thiêng liêng thứ ba, do đó, Ngài không bị chi phối bởi dục vọng thể hiện từ dục vọng thiêng liêng của Linh hồn hay thấp kém của thể cảm dục. 

Sự chuyển hóa từ nhận thức nhị nguyên thành nhất nguyên 

Sự tiến hóa của con người đến một giai đoạn anh ta nhận thức về mục tiêu của sự sống sai lầm, và sự đồng nhất vào khía cạnh hiện tượng vốn nhấn chìm, lừa dối và cầm tù. Sau đó, khi không còn được thỏa mãn và không hạnh phúc, anh ta nhận thức mình không phải là cái mà anh ta dường như là và thế giới hiện tượng không đồng nhất với thực tại. Anh ta tiến đến nhận thức nhị nguyên, nhận ra một cái ngã khác, và dần tiến tới nhận thức nhị nguyên tính phải kết thúc, và tiến trình hợp nhất hay nỗ lực để nhất quán phải được thực hiện. 

Sự hóa giải của những nhị nguyên diễn ra khi linh hồn, không còn đồng nhất chính nó với bất kỳ cực đối lập, mà trụ tự do trên con đường trung đạo; đệ tử khi đó nhìn thấy con đường thắp sáng phía trước, mà dọc theo đó, anh ta học cách đi mà không bị dính vào thế giới ảo cảm vốn trải rộng trên các hướng. Anh ta tiến thẳng đến mục tiêu của mình. 

Sự nghiệp của con người đã tiến hành từ cuộc khủng hoảng nhị nguyên đến một nhận thức nhất nguyên tương đối, chỉ có cảm giác thống nhất bị làm xáo trộn bởi một nhận thức được làm mới của nhị nguyên sâu sắc và cao hơn. Nhị nguyên tiếp tục tạo sự chia tách và một tiến trình đau khổ của bắc cầu hay chữa lành sự phá vỡ trong sự liên tục của tâm thức tinh thần. Cảm giác bình an hay nhận thức về sự chia tách này cũng là ảo cảm, do sự đồng nhất với những gì là phi ngã. Toàn bộ vấn đề được giải quyết nếu sự chuyển đổi tâm thức ra khỏi sự đồng nhất với hình tướng thấp kém của kinh nghiệm vào sự đồng nhất với con người thực sự hay linh hồn. 

Những khả năng cần đạt được trong tiến trình xua tan ảo cảm 

Đầu tiên: nhận ra từng cực trong các cặp nhị nguyên nhờ hạnh phân biện của thể trí vốn là tác nhân phân tích và chia tách: nhận ra bóng tối nhờ ánh sáng, nhận ra đau khổ nhờ niềm vui… Đệ tử đạt được khả năng để vận dụng mãnh lực. 

Những nhị nguyên nổi bật: đúng và sai, thiện và ác, bóng tối và ánh sáng, tù ngục và tự do, yêu và ghét, hướng nội và hướng thượng, sự thật và sai lầm, thần bí và huyền bí, ngã và phi ngã, linh hồn và sắc tướng… Con đường trung gian, trung ương này là con đường không nghiêng về bên nào. 

Sau đó, đạt được sự thăng bằng; sự tham gia của cái trí biết phân tích, phán xét như thể hiện trong Thiên Bình, hai cung năng lượng ba và năm (hai cung cai quản con đường đệ tử). Tiếp theo, trụ vững ở giữa, không đồng nhất với cực nào (nhờ hạnh vô dục), và nhờ hạnh phân biện để nhận ra con đường nào giữa Hai Con Đường. Sự hóa giải các nhị nguyên diễn ra khi linh hồn, con người tinh thần thực sự không còn đồng nhất chính nó với bất kỳ cực đối lập nào (và để lại phía sau các cặp đối lập nhờ hạnh buông bỏ), cũng không còn đồng nhất với khía cạnh hình tướng (nhờ sự phi tập trung hóa – decentralisation), mà trụ tự do trên con đường trung đạo; Đệ tử đạt khả năng để bước lên con đường trung đạo giữa các cặp đối lập. 

Con đường trung đạo cao cả, con đường hẹp của bác ái, trung hỏa kỳ kinh, vận hà trung ương, con đường hoàng kim, con đường ánh sáng, con đường được thắp sáng, con đường đạo hẹp như lười dao cạo, antahkarana, cây cầu ánh sáng… 

Khi thể trí, vốn được giác ngộ nhờ khả năng sử dụng trực giác của linh hồn, tiết lộ con đường Đạo được chiếu sáng, vốn là con đường trung đạo cao cả, một quyết định và lựa chọn đúng đắn được đưa ra, đệ tử tiến dọc theo con đường Đạo được thắp sáng phía trước, và học cách đi mà không bị thu hút vào những thế giới ảo cảm. Anh ta tiến thẳng đến mục tiêu của mình. 

Nói theo quan điểm chiêm tinh, sau thăng bằng đạt được ở Thiên Bình và một quyết định được đưa ra, dẫn đến bãi chiến trường trong Hổ Cáp giữa Hình tướng của Thượng Đế và Thực tại ngụ bên trong hình tướng ấy; Chiến Binh tiến vào trận đánh, kết quả là chiến thắng vinh quang của Linh hồn. Sau đó, nhị nguyên tính được thay thế bằng sự dung hợp trong Nhân Mã, tiến thẳng đến đỉnh núi điểm đạo trong Capricorn, nơi hợp nhất diễn ra. Trong Nhân Mã, đệ tử hợp nhất trong sự thăng bằng (người bắn tên ngắm mục tiêu một cách cân bằng). Vào cuộc điểm đạo thứ ba, đệ tử trải nghiệm một ý thức về nhất quán hay hợp nhất (at-one-ment), nhờ vào sự phát triển của ý thức trực giác; một nhận thức không thể sai lầm, và giúp thể trí giác ngộ phân biện và nghiền ngẫm chính xác, và điểm đạo đồ đứng tự do khỏi lừa dối, những đồng hóa và diễn giải sai lầm. 

Một số nhận thức khác: 

Nhiệm vụ xua tan ảo cảm là nhận thức đám sương mù như sự vật có thật. Anh ta đang làm việc với chất liệu và phá vỡ những hình tướng cảm dục mà nó mang, hay chất liệu đang bao phủ vật chất. Chất liệu cùng ý nghĩa như hình tư tưởng là sự vật có thực. 

Đệ tử được huấn luyện để xua tan ảo cảm với giả định rằng thể cảm dục không tồn tại, và như vậy, anh ta không còn bị thu hút vào loại vật chất và bị thúc đẩy bởi dục vọng thấp kém. Đệ tử chỉ hoạt động thông qua thể trí được giác ngộ và thể hồng trần được chuyển hóa. 

Huấn thị trong Ánh sáng của Linh hồn là hạnh vô dục giữa niềm vui và nỗi đau khổ; nó có nghĩa rằng đệ tử đứng ở vị trí giữa, không nghiêng về niềm vui, cũng không nghiêng về đau khổ. Huấn thị trong Luận về Huyền Linh Thuật là hạnh phân biện. Nghiền ngẫm đúng đắn qua phân biện đúng dẫn đến hành động đúng. Sau khi đã vô dục, phân biện thì dứt bỏ khỏi các nhị nguyên của thể cảm dục. 

Ánh sáng giác ngộ của thể trí vốn được thúc đẩy bởi linh hồn sẽ thực hiện hai việc: tiết lộ con đường trung đạo và xua tan đi ảo cảm với sự rực rỡ và phát xạ. 

Bí mật của sự giải thoát khỏi cõi cảm dục là sự cân bằng của các mãnh lực, sự thăng bằng giữa các cặp đối lập. Đệ tử đứng ở vị trí giữa một cách thăng bằng, không bị ảnh hưởng bởi niềm vui hay nỗi đau khổ, do đó, đạt được sự vô dục - dispassion. Thăng bằng là trạng thái của trí tuệ, do vậy luôn luôn giữ thể trí ổn định, để luôn luôn giữ trạng thái thăng bằng, cân bằng. 

Sự thăng bằng là kết quả của thể trí kiểm soát thể cảm dục vốn hỗn loạn trong giai đoạn đầu. Sự chỉnh hợp của linh hồn – thể trí – thể cảm dục, trong đó thể trí là tác nhân tổ chức và đưa thể cảm dục vào trật tự. Sự thăng bằng đạt được qua nhiều giai đoạn thể trí (giác ngộ nhờ ánh sáng của linh hồn, như là tác nhân của năng lượng bồ đề). Chính thể bồ đề được gọi là thể trí siêu việt. 

Sự chuẩn bị cho cuộc điểm đạo thứ hai. Kết quả là điểm đạo đồ có thể nói thể cảm dục không tồn tại. 

Thể cảm dục có bản chất là năng lượng cảm dục được thôi thúc bởi dục vọng, vốn là sự gặp gỡ hỗn loạn của các mãnh lực. Nó bị ô nhiễm khiến bác ái thiêng liêng không thể tuôn đổ. Người đệ tử giải thoát khỏi thể cảm dục, sau đó xua tan, giải tán nó để đạt được điểm đạo thứ hai. Khi đã được "làm sạch" thì thể cảm dục không còn tồn tại. 

Kỹ thuật để kiểm soát và xua tan ảo cảm là kỹ thuật ánh sáng, qua đó, thể cảm dục sẽ biến mất. Chính kỹ thuật này "làm sạch chính mình - clear himself". Tất cả những gì còn lại chỉ là đạo tâm, một đáp ứng nhạy cảm với tất cả hình tướng của sự sống thiêng liêng và một vận thể mà qua đó, phương diện thấp nhất của bác ái thiêng liêng, là thiện chí, tuôn đổ không bị ngăn trở. 

Nhiệm vụ của đệ tử là xua tan ảo cảm, đồng thời, tái tổ chức sự sống tâm lý và cảm dục để qua đó thiện chí được tuôn đổ. Phương diện thứ hai luôn cần thiết, vì nó là động cơ và là phẩm tính bác ái của Sự Sống hay Thượng Đế đang biểu lộ. Nhưng nó bị nhuốm màu ảo cảm quá mạnh do sai lầm của con người, khiến nó ngăn trở thực tại, do đó, nó phải bị xua tan và tái tổ chức. 

Cuộc điểm đạo thứ hai có biểu tượng là nước; Nước thanh luyện những dơ bẩn của cõi cảm dục. 

Có thể nói đơn giản, cõi cảm dục (emotional plane) biến mất khi không còn "tình cảm - E-motion" tức năng lượng chuyển động hỗn loạn. Nó không còn gợi lên dục vọng (do sự tương tác với chất liệu cảm dục được thanh luyện tạo thành). Và dục vọng bị thay thế bằng đạo tâm hoặc về sau thì Ý chí kết thúc dục vọng (Will ends desire). Do đó, tầm nhìn rõ ràng (clear vision) là yêu cầu đối với đệ tử. Luôn luôn trạng thái cao nhất hay Ý chí được kêu gọi: Ý chí kết thúc dục vọng - Will ends desire, tầm nhìn sáng tỏ - clear vision, phân biện - discrimination, vô dục - dispassion, buông bỏ - detachment, vô nhiễm - untouched, làm tiêu tan - dissipate, xua tan - dispel, nhẫn nại - patience, thanh luyện - purification, làm sạch - clear himself, làm trong sạch - clarify, ý chí thông minh - mind- intelligent will/ordered purpose, tổ chức - organization, quyền năng quan trọng - vital power, cân bằng - balance..

Xem xét dưới góc độ chiêm tinh

Nói theo quan điểm chiêm tinh, ở vào thời điểm Mặt Trời đang ở trong dấu hiệu Thiên Bình. Mantram của Thiên Bình “Tôi đi giữa hai tuyến lực lớn”, là một các nói biểu tượng khi chúng ta liên tưởng đến cõi cảm dục. Cách để vượt qua cõi cảm dục, cũng như xua tan, phân tán ảo cảm là sử dụng kỹ thuật Ánh sáng và vận dụng thể trí nhưng là vũ khí được tôn phong. Ở đó chúng ta phải tìm ra “Con đường Trung đạo Cao cả” và quyền năng quan trọng (vital power). Libra cai quản định luật thúc đẩy từ tính, hay hợp nhất cực, đi từ nhận thức nhị nguyên thành nhất nguyên.

Trụ vững trong bản thể tinh thần tức linh hồn và thể trí được giữa ổn định trong ánh sáng. Sự giác ngộ của thể trí bao giờ cũng tiết lộ mối quan hệ giữa cá nhân hay bộ phận và tổng thể, sau cùng nó tạo nên sự hợp nhất (kinh nghiệm của Kim Ngưu và Hổ Cáp). Điều này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của Thiên Bình, vì sự thành công của tiến trình xua tan ảo cảm được liên kết với tham thiền và việc giữ ổn định thể trí trong ánh sáng. Trong 5 giai đoạn tham thiền (tập trung, tham thiền, chiêm ngưỡng hay nhập định, giác ngộ, linh hứng), Thiên Bình cai quản giai đoạn chiêm ngưỡng.

Ở trên Thiên Bình, sự lựa chọn được tạo ra. Đó là lựa chọn giữa đạo tâm tinh thần hay dục vọng thấp kém. Kết quả của lựa chọn về phía sự sống linh hồn là người đệ tử tìm thấy con đường Đạo hẹp như lưỡi dao cạo, đi giữa hai tuyến lực lớn với sự cân bằng. Và khi cân bằng thì không còn bị chi phối bởi tình cảm (E-motion) hay năng lượng đang hoạt động, do đó, không gợi lên dục vọng vốn là động lực thúc đẩy nhằm thỏa mãn tình cảm. Khi dục vọng bị đốt cháy, sự sống sẽ đi đến chỗ kết thúc và phủ nhận sự sống hình tướng. Thể cảm dục không tồn tại."