Sunday 30 July 2023

Ảo Cảm - Phần 2

 Thầy Lâm Văn Kiệt chia sẻ tại buổi họp trăng tròn tháng Sư Tử nhóm MFVN, ngày 30.07.2023.

Áp dụng kỳ công Hercules cho cá nhân

 Trình bày: Chị Hồ Thanh Hoa, tại buổi họp trăng tròn tháng Sư Tử nhóm MFVN, ngày 30.07.2023. 


Nhạc thiền Lửa Thái Dương tháng Sư Tử

 Thực hiện bởi Thầy Michael D. Robbins và cộng sự.

Phân tích lá số của Socrates

 Trình bày: Chị Hà Trần, tại buổi họp trăng tròn tháng Sư Tử nhóm MFVN, ngày 30.07.2023. 

Sunday 23 July 2023

Kinh tế nhân văn và phát triển bền vững

Trong video trò chuyện tháng này, chúng ta cùng nhau nhìn nhận lại những vấn đề của nền kinh tế hiện đại về tiền bạc, sự thịnh vượng, mối quan hệ giữa con người với nhau, với thiên nhiên, chất lượng cuộc sống, lao động và tiêu thụ... Và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những gợi ý cho một nền kinh tế nhân văn, tỉnh thức, phát triển bền vững từ góc nhìn minh triết của Phật giáo, Chân Sư D.K, Schumacher và Steiner… Dưới đây là tóm tắt một số điểm chính.

“Ảo cảm vật chất là nguyên nhân của mọi thống khổ hiện tại trên thế gian, vì cái mà chúng ta gọi là vấn đề kinh tế chỉ là kết quả của ảo cảm đặc biệt này. Qua nhiều thời đại, ảo cảm này đã giữ nhân loại ngày càng quan tâm đến nó, cho đến ngày nay, toàn thể thế giới đã bị cuốn vào nhịp điệu của sự quan tâm tiền bạc”. (Chân Sư D.K qua Alice Bailey, Ảo Cảm Vấn Đề của Thế Giới, tr. 74)

“Nền hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới chủ yếu là gắn bó với vấn đề kinh tế. Khi mọi người không còn thiếu thốn, thì một trong những nguyên nhân chính của chiến tranh sẽ tan biến. Ở đâu có sự phân phối không đồng đều các tài nguyên của thế giới, và ở đâu có tình trạng một số quốc gia sở hữu hay chiếm hữu mọi thứ, trong khi các quốc gia khác thiếu những nhu yếu cho đời sống, thì hiển nhiên là có yếu tố gây bất ổn, và một điều gì đó cần phải làm. Vì thế, chúng ta cần xem xét sự hợp nhất và hòa bình thế giới từ góc độ của vấn đề kinh tế.” (Chân Sư D.K qua Alice Bailey, Những Vấn Đề của Nhân Loại, tr. 178)

“Minh Triết Ngàn Đời cho chúng ta biết rằng tiền bạc là năng lượng hay sinh khí kết tinh hay prana. Tiền bạc đối với sự sống của hành tinh cũng giống như hệ thống tuần hoàn có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống của cơ thể. Bệnh tật trong cơ thể xuất hiện khi sự lưu thông đó bị tắc nghẽn, tương tự, “bệnh tật” trên hành tinh xuất hiện khi tiền được tích trữ và giam cầm bởi thái độ sợ hãi, ngờ vực, ích kỷ, tham lam và chủ nghĩa vật chất. 

Là một biểu hiện của năng lượng, bản thân tiền bạc là một mãnh lực mù quáng, sẵn có như nhau cho mục đích ích kỷ hoặc vị tha. Chính sự lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định cách tiền sẽ được sử dụng hoặc lạm dụng - được đưa vào các kênh dẫn chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc hoặc bị chôn vùi trong các bể chứa độc quyền ích kỷ.” (World Goodwill Newsletter, Lucist Trust)

“Ba sự việc sẽ kết thúc được tình trạng rất hoang phí và nghèo đói cùng cực, trong đó một số ít người ăn uống thừa thãi, còn nhiều người phải chịu thiếu ăn, cộng thêm việc tập trung sản vật của thế giới dưới sự kiểm soát  của một số ít người trong mỗi quốc gia. 

Ba việc này là, thứ nhất nhận biết rằng có đủ thức ăn, nhiên liệu, dầu mỏ và khoáng sản trên thế giới để đáp ứng với nhu cầu của toàn thể cư dân trên địa cầu. Do đó, về căn bản, vấn đề là việc phân phối. 

Thứ hai, tiền đề của việc cung cấp đầy đủ, được thực hiện qua cách phân phối đúng, phải được chấp nhận và các nguồn cung cấp cần thiết cho sức khỏe, an toàn và hạnh phúc của nhân loại phải được chia đều. 

Thứ ba, toàn bộ vấn đề kinh tế và việc tạo ra các luật lệ cần thiết và các cơ quan phân phối sẽ được điều hành bởi một liên minh kinh tế của các quốc gia. Trong liên minh này, mọi quốc gia đều có vị trí của mình; họ sẽ biết các nhu cầu quốc gia của họ (dựa vào dân số và các tài nguyên trong nước, v.v..) và cũng sẽ biết được những gì mà họ có thể đóng góp cho gia đình đa quốc gia này; tất cả đều sẽ được làm cho sinh động bằng ý chí đối với lợi ích chung – một ý–chí–hành–thiện mà trước tiên có lẽ sẽ dựa vào thời cơ và nhu cầu quốc gia nhưng sẽ có tính chất xây dựng trong việc thi hành.” (Chân Sư D.K qua Alice Bailey, Sự Ngoại Hiện của Thánh Đoàn, tr. 197)

NHỮNG QUAN ĐIỂM KINH TẾ NHÂN VĂN CỦA SCHUMACHER (Small is Beautiful)

E.F. Schumacher phê phán sự sùng bái gần như toàn cầu với xu hướng vươn tới quy mô khổng lồ (kinh tế nhờ vào quy mô, càng lớn, càng giảm chi phí). Ông nhấn mạnh vào ưu điểm của quy mô nhỏ bởi tính cân bằng, hữu cơ, hài hòa với tự nhiên, do đó bền vững. Những hoạt động quy mô nhỏ, cho dù với số lượng lớn, luôn ít khả năng gây hại cho môi trường tự nhiên so với quy mô lớn, đơn giản bởi sức ảnh hưởng riêng lẻ của chúng là nhỏ so với sức phục hồi của tự nhiên.

Ta cần sự tự do của rất nhiều những đơn vị tự chủ nhỏ bé, và đồng thời ta cần trật tự của những thứ quy mô lớn, ở mức toàn cầu với tính thống nhất và phối hợp. Quy mô phù hợp tùy thuộc vào điều mà chúng ta muốn làm.

Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong. Khoa học công nghệ cần định hướng nhắm tới sự hài hòa với tự nhiên, nhân văn và phi bạo lực. 

Schumacher chủ trương phát triển kinh tế địa phương, sản xuất từ các nguồn tài nguyên địa phương, cho các nhu cầu địa phương.

Schumacher trân trọng nông nghiệp như một ngành chủ chốt trong nền kinh tế, với 3 nhiệm vụ chính: 

Nông nghiệp giữ cho con người kết nối với sinh giới.

Nông nghiệp làm cho môi trường sống rộng lớn hơn của con người trở nên nhân văn và cao quý hơn, khi nó hài hòa với những nguyên lý của tự nhiên. Một trong số đó là quy luật hoàn nguyên, sự đa dạng, phi tập trung hóa.

Nông nghiệp mang lại lương thực thực phẩm và những vật chất cần thiết khác cho đời sống.

Từ đó, ông đề xuất cần chính sách tái cấu trúc văn hóa nông thôn để mở ra cơ hội việc làm cho số lượng lớn người dân và phê phán việc công nghiệp hóa, tập trung và chuyên môn hóa nông nghiệp.

Schumacher thừa nhận cuộc sống liên tục đòi hỏi sự hòa giải sống động của các cặp đối lập. Trong kinh tế học vĩ mô (quản lý toàn bộ xã hội), cần cân nhắc cả hai việc kế hoạch hóa trung ương và tự do của thị trường, cũng như nhận thức cả hai mặt đối lập về quyền sở hữu công và quyền tư hữu đều có giá trị.

Schumacher chủ trương hướng tới việc xây dựng cộng đồng thịnh vượng chung, sở hữu chung, chia sẻ lợi nhuận và hợp tác.

Schumacher nhắc chúng ta về ý nghĩa của lao động và tầm quan trọng của việc tạo cơ hội cho tất cả mọi người được làm việc theo năng lực và thiên hướng của mình. Trong khi các nhà sản xuất xem lao động như chi phí sản xuất, tìm cách trả lương nhân công càng rẻ càng tốt để giảm giá thành và công việc trở thành gánh nặng với người lao động; thì với ông, làm việc là phương thức phát triển kỹ năng và nhân cách, giúp cá nhân rèn luyện tinh thần đồng đội, vượt qua cái tôi nhằm thực hiện nhiệm vụ chung. Bên cạnh tạo ra hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho đời sống, công việc thôi thúc con người cống hiến những gì tốt nhất có thể,mang lại ý nghĩa cho đời sống, phát triển khả năng sáng tạo. Khi người lao động được làm công việc họ yêu thích và yêu nghề thì làm việc là niềm vui. Công việc, khi được tiến hành với phẩm giá và tự do, sẽ ban phước cho những người thực hiện nó cũng như những sản phẩm họ làm ra. 

MƯỜI TRI KIẾN KINH TẾ CỦA STEINER (Otto Scharmer)

1. Nền kinh tế ngày nay phải dựa trên nền kinh tế thế giới chứ không phải nền kinh tế quốc gia, hướng về sự thịnh vượng của tất cả mọi người trong nền kinh tế toàn cầu của chúng ta ngày nay chứ không chỉ tập trung vào sự giàu có của quốc gia.

2. Thực tế ngày nay đòi hỏi chúng ta phải chuyển tư duy lấy cái tôi làm trung tâm sang tư duy lấy sinh thái làm trung tâm. Hãy nghĩ về các cuộc khủng hoảng tài chính, khí hậu… Không vấn đề nào trong số chúng có thể được giải quyết trong khuôn khổ kinh tế xoay quanh nhận thức về hệ thống bản ngã (ego). Tất cả chúng đều đòi hỏi một tư duy kinh tế xoay quanh nhận thức về sinh thái (eco), hay theo cách nói của Steiner là “lòng vị tha”.

3. Tất cả mọi việc tạo ra giá trị kinh tế đều bắt đầu từ tự nhiên và nông nghiệp. Nông nghiệp hữu cơ—chẳng hạn như nông nghiệp sinh động học (biodynamics) là mô hình thu nhỏ của nền kinh tế tuần hoàn khép kín.

4. Tiền lương không phải là giá của sức lao động, mà là giá của hàng hóa hoặc dịch vụ. Steiner đề xuất rằng công việc hoặc sức lao động không phải là hàng hóa. Do đó nó không thể có giá. Những gì có giá là thành quả, kết quả của những gì chúng ta tạo ra. Việc Steiner coi công việc không phải là một loại hàng hóa, mà hơn thế nữa là một quyền của con người, chỉ ra một cách khác để tìm kiếm một giải pháp tập trung vào việc đánh thức và trao quyền cho các năng lực doanh chủ (entrepreneurship) sâu xa hơn của con người.

5. Tư bản (vốn, capital) không phải là tiền mà là tinh thần. Bản chất của tư bản và tiền đó là chúng là tinh thần được hiện thực hóa—sự hiện thực hóa sức sáng tạo sâu sắc của con người được áp dụng vào việc tạo ra giá trị kinh tế. Đây chắc chắn là một trong những đề xuất thú vị nhất bắt nguồn từ tư duy kinh tế của Steiner, dẫn đến một số khuôn khổ và gợi ý thú vị.

6. Vấn đề của nền kinh tế của chúng ta là thiếu cân đối giữa ba loại tiền tệ, dẫn đến tắc nghẽn vốn liên quan đến bong bóng đầu cơ. Những cuộc khủng hoảng tài chính trong thời đại chúng ta là kết quả của việc không cân bằng hợp lý ba lĩnh vực tiền tệ chính. Steiner đề xuất rằng có ba loại tiền khác nhau về cách sử dụng: tiền mua hàng, tiền cho vay và tiền quà tặng. Tiền mua hàng được dùng vào chi phí tiêu dùng. Tiền cho vay được sử dụng để xây dựng các doanh nghiệp mới và thường hiệu quả hơn so với tiền chỉ được sử dụng để tiêu dùng. Tuy nhiên, năng suất dài hạn cao nhất đi kèm với tiền quà tặng, chẳng hạn như chi phí cho giáo dục, nuôi dạy con cái hoặc nuôi dưỡng môi trường chung toàn cầu. Những khoản tiền này sẽ dành cho các doanh nhân xã hội, trường học và các sáng kiến khác cố gắng vun đắp các lợi ích chung về môi trường, xã hội và văn hóa của chúng ta. 

7. Lão hóa tiền như một điểm đòn bẩy? Ngày nay chúng ta biết rằng việc tách rời nền kinh tế tài chính và nền kinh tế thực là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Ngay từ năm 1922, Steiner đã đề xuất một giải pháp cấu trúc khả thi cho vấn đề này: Tiền giống như hàng hóa, sẽ “hao mòn” một chút. Bởi vì, nếu không sẽ tạo ra lợi thế không công bằng cho tiền so với hàng hóa luôn có xu hướng hao mòn. Do đó, để các nền kinh tế tài chính và thực tế có một sân chơi bình đẳng, chúng ta cần loại tiền sẽ “hao mòn”—tức là, loại tiền khuyến khích người dùng sử dụng nó làm tiền quà tặng trước khi kết thúc vòng đời của nó. Nếu không thì tiền và nền kinh tế thực sẽ là những đối thủ cạnh tranh “không công bằng”, giống như những gì chúng ta thấy ngày nay.

8. Quá trình tự điều chỉnh của quá trình kinh tế dựa trên nhận thức. Steiner cũng đề xuất một sự tiến hóa trong cách nhìn của chúng ta về cách thức hoạt động của thị trường. Ông đề xuất một tư duy mới về các cơ chế điều phối bằng cách đóng vòng phản hồi của các chủ thể kinh tế, hành động tập thể của họ và nhận thức của họ. Điểm đòn bẩy để cải thiện quy trình kinh tế là “quy trình” đang được quan sát ở từng giai đoạn và những người quan sát có thể phản ứng ngay lập tức với những gì họ nhìn thấy thông qua các hành động cá nhân và tập thể cũng như quá trình ra quyết định. Do đó, quan điểm của Steiner về sự tiến hóa nền kinh tế thị trường là xây dựng ở mức độ cao hơn nhận thức về toàn bộ hệ thống và khả năng tự điều chỉnh.

9. Ý tưởng mỗi người sẽ nhận được một lượng đất nông nghiệp nhất định để chăm sóc nó. Tất cả chúng ta, tất cả con người hiện tại (và tương lai), đều chia sẻ cùng một hành tinh. Vì vậy, tất cả chúng ta nên được trao quyền bình đẳng trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên chung toàn cầu. 

10. Steiner không chỉ kêu gọi một môn kinh tế học mới, một dạng nền kinh tế mới, mà còn kêu gọi một loại tư duy kinh tế mới cùng phát triển với thực tế đang thay đổi trong lĩnh vực này. 

File pdf và tài liệu tham khảo: https://tinyurl.com/kinhtenhanvan 

π: https://tinyurl.com/learningjourneyvn


Sunday 2 July 2023

7 Cung và sách của Kurt Abraham

 Zim Quỳnh Anh chia sẻ tại buổi họp nhóm MFVN, tháng Cự Giải, ngày 02.07.2023.

Tấm Thảm của Thượng Đế

 

Triệu Đại Dương giới thiệu cuốn sách về 7 Cung "Tấm Thảm của Thượng Đế" của Thầy Michael D. Robbins.

Tại buổi họp nhóm MFVN tháng Cự Giải, ngày 02.07.2023.



Ảo Cảm - Phần 1

Thầy Lâm Văn Kiệt chia sẻ về Ảo Cảm - Phần 1

Buổi họp nhóm MFVN tháng Cự Giải, ngày 02.07.2023.

Thầy Michael D Robbins với Cung Mọc Cự Giải

 


Zim Quỳnh Anh chia sẻ tại buổi họp nhóm MFVN, tháng Cự Giải, ngày 02.07.2023.