Monday 23 October 2023

Hội nghị MFVN lần thứ nhất - Hà Nội, 21-22.10.2023

 



Hội nghị MFVN lần thứ nhất đã kết thúc tốt đẹp đúng như khẩu hiệu đã chọn “Tích hợp Nhóm trong Ánh sáng và Tình thương”, xin chân thành cảm ơn các Cô Chú và các anh chị em trong đại gia đình tinh thần thân yêu.


Một số hình ảnh từ hội nghị:






8 comments:

  1. Cô Thư hỏi Chú Trân Châu:
    “Em xin được Bác giải thích thêm về tình thương. Bác có đề cập đến một nội dung quan trọng đó là trong kỷ nguyên tới đây, trẻ em (nói riêng) và mọi người (nói chung) cần được chú trọng giáo dục về tình thương yêu, bác ái. Điều này có liên quan như thế nào đến việc “Khai mở tiềm năng của linh hồn” theo quan điểm của Chân sư D.K. ạ?” (Em có nói thêm: Tới đây, sự tồn tại của linh hồn sẽ được chứng minh bằng khoa học chứ không phải chỉ bằng niềm tin của những người như chúng ta đang đi theo Minh triết thiêng liêng).

    Bác Trân Châu:
    Xin góp ý cùng chị và các bạn về vấn đề này:

    a) Phát triển tình thương (áp dụng thực hành tùy theo những tình huống thích hợp trong ngày), có tác dụng trực tiếp đến việc “Khai mở tiềm năng của linh hồn,” vốn ở trong hoa sen chân ngã: - Từ lâu, hoạt động trí tuệ với động cơ vị tha (thông tuệ linh hoạt, cung 3) có tác động đến, làm nẩy nở, các cánh hoa hiểu biết trong egoic lotus; - Dần dần, tình thương yêu vô kỷ mở rộng và tăng trưởng, giúp các cánh hoa bác ái trong hoa sen này khởi hoạt, với mãnh lực ngày càng tăng; - Khi thông tuệ và bác ái đã đủ mạnh, sức kích thích làm biểu lộ và tăng cường ý chí tinh thần trong phụng sự, giúp hành giả mạnh tiến, vượt qua mọi trở ngại; - Rất lâu về sau, trên con đường điểm đạo, người điểm đạo đồ mới dần dần chạm đến vòng trong cùng, hiện nay còn đóng kín, bao bọc viên ngọc quí ở tâm hoa sen/ tâm thức Chân thần. Chân sư không nói thêm về giai đoạn này, nhưng chúng ta cũng có thể hiểu lực tổng hợp của những gì nói trên sẽ giúp ta tiến tới… Vậy, trong định hướng này, mỗi người cứ an tâm hoàn tất bước hiện tại, mở đường cho bước tiếp theo…

    ReplyDelete
  2. Chú Trân Châu: "b) “Sự tồn tại của linh hồn sẽ được chứng minh bằng khoa học” – Hiện nay thì không thể, với những phương tiện và khả năng hạn hẹp của giới khoa học. Hy vọng rằng, như Chân sư DK có nói, trong thời gian tới (vài ba thế kỷ tới!!!), con mắt dĩ thái của phần đông nhân loại sẽ khai mở, và sự bất tử của con người sẽ được chứng minh một phần. Từ đây đến đó, các tín đồ tôn giáo và những người tìm chân lý, phụng sự tinh thần có thể an tâm tiến bước “với niềm tin về sự bất tử của linh hồn.” Thế nhưng, Éliphas Lévi (nhà huyền bí học người Pháp) đã nói: “Tin vì chưa biết; đã biết thì không còn cần phải tin nữa.” Vậy, “tìm biết” và chứng minh điều này là việc của mỗi người, là lợi ích cho mỗi người, và không ai nên bỏ công sức và thời gian thuyết phục người khác tin theo mình, trừ việc trình bày một số chứng cứ đáng suy ngẫm, rồi để cho mỗi người tự kết luận.

    Trong quyển SHP có đề cập đến rất nhiều chứng cứ đáng suy ngẫm như thế về sự tái sinh và nhớ lại tiền kiếp trên thế giới, về công việc của ông Edgar Cayce, gồm cả trường hợp gần đây của bé Tiến ở Hòa Bình… Mỗi người có thể xem xét kỹ bằng lý trí và lương tri của mình, rồi dùng phương pháp qui nạp để kết luận, và cuối cùng là dùng trực giác (tuy còn phôi thai của mình) để thẩm định. Bấy nhiêu đó cũng tạm đủ cho người đó dùng làm cơ sở hay giả thuyết đáng nên nghiên cứu (working hypothesis), và tiếp tục cố gắng cho đến cuối cùng “tự mình có thể chứng minh và BIẾT.” Trong sách này cũng có nói đến “Nguyên lý Tả Ao”: Điều có thật thì vẫn tồn tại ở đâu đó, và khi cố gắng tìm kiếm đúng hướng, chúng ta sẽ tìm thấy. Trái lại, chuyện bịa đặt, dù được người ta tin, rốt cuộc cũng tự chứng tỏ là hư ảo, qua những chứng cứ trong thực tế. Sách này cũng có ẩn dụ về một người ngồi trong phòng nhìn thấy những tia sáng chiếu vào qua cửa sổ. Vì đó là những tia phân kỳ, nên y biết rằng chúng phát ra từ cùng một nguồn, dù trong vị thế hiện tại, y chưa thấy được nguồn đó. Khi tâm hồn người chí nguyện chứa chan năng lượng bác ái thiêng liêng, nó kích thích sự phát triển của trí thông tuệ, và làm biểu lộ ý chí tinh thần. Bấy giờ y biết rằng chúng phát ra từ nguồn thâm sâu ở nội tâm (được gọi là That, hay bất cứ từ ngữ nào cũng được).

    Và khi y biết cách về với nguồn sống ấy trong từng hơi thở, thì y hiểu được thế nào là “Take refuge in the Buddha”, y biết rằng kể từ đây y vĩnh viễn an toàn, và y biết rằng y đã và đang chạm đến nguồn lực vô tận cho công tác phụng sự vô kỷ của mình ở thế gian, khi tâm hồn y tha hồ rong chơi trong cõi vô cùng…"

    ReplyDelete
  3. Hoàng Quốc Khánh: "Dung nhan của các Ngài được vẽ lại do linh hứng dành cho những đệ tử có lẽ đạt đến giai đoạn trong “tâm của Đức Thầy”, những người đã đạt đến quan năng trực giác hay theo cách nói của anh là “tuệ giác” (vì trực giác – intuition là trí tuệ siêu việt – transcendental mind). Các hình ảnh của Đức Thầy trong cõi trung giới là một phần của ảo cảm. Đó là tình cảm sùng tín được tuôn đổ trong cảm giác ngất ngây xuất thần ảo cảm của những người chí nguyện về các Chân Sư Minh Triết. Rất nhiều ảo cảm xung quanh những thành viên của Thánh Đoàn, công việc của các Ngài, của những điểm đạo đồ, những đệ tử lão luyện, và nó thực sự ngăn cản các Ngài tiếp xúc với người đệ tử đó hoặc sự tiếp xúc của họ với các Ngài. Đức DK nói rằng rất khó xâm nhập được vào loại ảo cảm dày đặc này. Nó rung động mãnh liệt trong cuộc sống ngất ngây sùng tín của người đệ tử vốn làm việc qua trung tâm tùng thái dương. Về cơ bản, chúng ta biết ảo cảm là kết quả của trí cảm, dục vọng ích kỷ và suy tư sai lầm. Nó luôn hướng đến sự thỏa mãn cái ngã chia rẽ. Đúng là nếu động cơ và mục đích thuộc về phàm ngã, ta sẽ càng làm trầm trọng loại ảo cảm này hơn, khi ta càng ngày càng tạo ra nhiều hình tư tưởng của các Ngài trên cõi cảm dục, và dẫn ta vào sai lầm mà Ngài nói là “nhầm lẫn giữa phản ảnh và thực tại”.

    Tuy nhiên, chúng ta luôn được dạy rằng phải chuyển hóa dục vọng thành đạo tâm (aspiration), vì đạo tâm hướng đến việc thành tựu các mục tiêu của linh hồn, và hoạt động qua trung tâm lực tim. Giáo lý của Chân Sư hay trường MF luôn đặt căn bản trên sự tiếp xúc với linh hồn, tâm thức của linh hồn, và điều này không bao giờ được phép quên, vì nó là yếu tố tiên quyết cho mọi hoạt động huyền linh. Điều mà Ngài dạy chúng ta là sự tiếp xúc với Đại Ngã (Đại Hồn hay Thánh Đoàn) được thực hiện qua trung gian của thượng Ngã hay linh hồn, và do đó, sẽ đánh mất tầm nhìn của tiểu ngã hay phàm ngã, những phản ứng, dục vọng và ý định của nó. Thứ hai, sự biến đổi của thể cảm dục để nó không còn phản ứng với dục vọng mà trở thành con kênh tuôn đổ của bác ái thuần khiết của linh hồn, vốn không cá nhân hóa trong bất kỳ đường lối nào và không tìm kiếm bất kỳ nhận thức nào có thể tuôn đổ thêm vào thế giới ảo cảm đang bao phủ người sùng tín. Quay lại với kỹ thuật hình dung, nền tảng của mọi tiến trình trong kỹ thuật tham thiền Kỷ Nguyên Mới. Sự tưởng tượng sáng tạo (creative imagination) ở giai đoạn đầu có bản chất trí cảm (tưởng tượng là tính chất cao nhất của cảm dục và là biểu hiện thấp nhất của trực giác, sáng tạo là hoạt động trí tuệ).

    Nhưng khi dục vọng được chuyển hóa thành đạo tâm, thể cảm dục được thanh luyện, cuối cùng, ở cuộc điểm đạo thứ hai, nó được biến đổi (Transformation) thì lúc này một liên kết hay đường lối được tạo là bồ đề - cảm dục (buddhi – astral). Thể cảm dục trở thành con kênh cho sự tuôn đổ của năng lượng bác ái thuần khiết, vốn mang trong nó Kế Hoạch Thiêng Liêng hay Thiên Cơ. Một tầm nhìn mới, một cảm giác tổng hợp hoàn toàn liên quan đến tổng thể và vượt qua mọi phản ứng của phàm ngã chia rẽ. Việc kiến tạo hình ảnh của Đức Thầy luôn luôn phải kêu gọi đến kỹ thuật hình dung của trí tưởng tượng sáng tạo, vì đây là phương diện thứ hai của thiên tính. Anh dùng từ ngữ chính xác, “thiện lành – beneficence” là tính chất của cung hai và của Jupiter vốn cai quản cõi Bồ Đề và cả cõi Chân Thần. Chính “thiện lành” biểu hiện của ý chí hướng thiện (will – to – good) từ Shamballa và qua bác ái thuần khiết (pure love) từ cõi Bồ Đề hay Tam Nguyên Tinh Thần. Điều này hoàn toàn đúng đối với mọi hoạt động huyền thuật có cội nguồn từ Linh hồn. Đó cũng là căn bản của kiến tạo Antahkarana.

    Tất nhiên, để thuần thục kỹ thuật hình dung thì vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng chúng ta được dạy về kỹ thuật “như thể - as if” ở những giai đoạn đầu hay trên Con Đường Dự Bị, chúng ta nên tự tin thực hiện. Nếu chúng ta tuôn thủ đúng các giai đoạn của các bài thiền trong Blue Books hay trong giáo trình của nhà trường thì không phải lo lắng là chúng ta làm tăng cường ảo cảm cõi cảm dục."

    ReplyDelete
  4. Hoàng Quốc Khánh: "@Nguyen Da Trinh Lan Về thắc mắc của chị liên quan đến đoạn này, em trích tiếng Anh nhé: " The power to visualise correctly is one definite mode of ascertaining truth or falsity." Nhân tháng Thiên Bình phải tranh thủ vì sắp qua rồi. Gợi ý nhỏ là đoạn này liên quan đến hạnh phân biện - discrimination ạ. Chị thử tìm sự liên hệ giữa kỹ thuật hình dụng và hạnh phân biện, vì sự thật - sai lầm là một cặp nhị nguyên mà Thiên Bình sẽ cung cấp cho chúng ta giải pháp.

    "The power to visualise correctly is one definite mode of ascertaining truth or falsity. This is a statement difficult for you to comprehend. Visualisation is literally the building of a bridge between the emotional or astral plane and the mental level and is, therefore, a personality correspondence to the building of the antahkarana."

    Chúng ta chỉ biết được Sự Thật - Truth khi đã mở cánh của vào cõi Bồ Đề, cánh của của lý trí thuần khiết. Gợi ý của Ngài ở đoạn trên liên quan đến Antahkarana."

    ReplyDelete
  5. MQ xin trích dẫn một số đoạn liên quan đến chứng minh sự tồn tại của linh hồn

    "Sự thật về linh hồn sau rốt sẽ được chứng minh qua việc nghiên cứu về ánh sáng và về sự phát xạ (radiation), và qua một sự tiến hóa sắp đến trong các hạt ánh sáng (particles of light). Nhờ sự phát triển sắp xảy ra này, chúng ta sẽ nhận thấy mình đang chứng kiến nhiều hơn và thâm nhập sâu hơn vào những gì mà chúng ta đang thấy ngày nay". (EP I 101)

    "Sự thật về tính bất tử ngày nay sắp được chứng minh một cách khoa học; mặc dù những gì đã được chứng tỏ là còn sống thì trong chính nó về bản chất rõ ràng là không bất tử". (ROC 105)

    "Bí Pháp của các Thời Đại, nhờ sự tái lâm của Đức Christ, sắp được tiết lộ. Nhờ sự tiết lộ về linh hồn mà Bí Pháp (vốn ẩn trong tri thức của linh hồn) sẽ được khải thị. Các Thánh Kinh trên thế giới đã từng tiên tri rằng, vào cuối kỷ nguyên, chúng ta sẽ thấy sự tiết lộ những điều bí mật và sự hiển hiện của những điều từ trước đến nay đã bị che giấu, được đưa ra ánh sáng..... Ngài đã tuyên bố rằng tất cả chúng ta đều là con của Thượng Đế và có một Cha chung, trong tương lai gần, sẽ không còn được xem như một phát biểu mang tính biểu tượng, huyền bí và đẹp đẽ nữa, mà sẽ được xem như một công bố khoa học được chứng minh. Tình huynh đệ đại đồng của chúng ta và sự bất tử cơ bản của chúng ta sẽ được chứng minh là các sự kiện có thật trong thiên nhiên". (ROC 124)

    ReplyDelete
  6. Names of the Kumaras

    Sanaka, Sananda, Sanatana and Sanat-Kumara are the Chief Vaidhatra

    The Exoteric four are: Sanat-Kumara, Sananda, Sanaka, and Sanatana; and the esoteric three are: Sana, Kapila, and Sanat-sujata.

    ReplyDelete
  7. Hoàng Quốc Khánh: "Mục đích của Thiền Tam Giác là phụng sự Hành Tinh Thượng Đế trong tiến trình chuyển đổi Ngài từ hành tinh không thánh thiện (phân cực trong phàm ngã, mô hình thể dĩ thái là hình vuông) thành hành tinh thánh thiện (tương ứng với cuộc điểm đạo thứ ba đối với con người, trở nên linh hồn thấm nhuần phàm ngã, sự phân cực là linh hồn; mô hình thể dĩ thái là hình tam giác). Hình tam giác tương ứng với trạng thái tinh thần, và cũng tương ứng với linh hồn (cùng với hình ngôi sao).'

    ReplyDelete
  8. Hoàng Quốc Khánh: "Các vị Hoạt Động Phật nhận thức được Thiên Ý và các Ngài cũng là Đấng Quản Thủ Thiên Ý trong Đại Hội Đồng Shamballa, “trung tâm biết được Thiên Ý”. Thiên Ý được các Ngài gây ấn tượng lên Thánh Đoàn trở thành Thiên Cơ, và trong chu kỳ này, mục tiêu chính là việc thực thi Thiên Cơ trong mối liên kết với nhân loại. Các vị Hoạt Động Phật tương ứng với ba trạng thái, các Ngài là tác nhân hay ba ngôi của Tam Bộ Thiêng Liêng và mỗi vị sẽ biểu hiện một trạng thái thiêng liêng: một vị biểu hiện Ý chí – vì Ngài quản thủ Thiên Ý và được tạo ấn tượng bởi Ý Chí của Thượng Đế khi nó tiếp sinh lực cho toàn bộ sự sống hành tinh, một vị biểu hiện Bác Ái và vị khác biểu hiện phẩm tính nổi bật nhất của các Ngài là Thông Tuệ. Do đó, bài Đại Khấn Nguyện chính là cái “nhân – core” của Thiền Tam Giác.

    Các tam giác nội môn biểu hiện thành mô hình dĩ thái tam giác chỉ được tạo khi có tác động của trạng thái Ý Chí. Do đó mà phải thỉnh nguyện đến các Đấng thuộc Shamballa.
    Các Vị Hoạt Động Phật tạo thành Tam Giác nguyên mẫu (vì Thiên Ý và Mô Hình Nguyên Mẫu khởi nguồn từ cõi Chân Thần), và hiện thân trong các Ngài trạng thái bác ái minh triết thông tuệ linh hoạt sáng suốt. Khi Trái Đất trở thành hành tinh thánh thiện thì Ngài sẽ thể hiện trọn vẹn sự hợp nhất của hai trạng thái thứ hai và thứ ba, vì Linh Hồn của Ngài cung hai, phàm ngã cung ba. Về mặt chiêm tinh, ba vị Hoạt Động Phật chịu ảnh hưởng bởi Libra. Đây là dấu hiệu chi phối Khoa Học Tam Giác. Về mặt thiên văn, tinh tòa Libra trông giống như một tam giác vĩ đại. Dấu hiệu Libra tuôn đổ cả ba trạng thái, Ý Chí thông qua Luật và Bình An (Peace), Bác Ái Thiêng Liêng (Divine Love – EA 333), và tương ứng với Chúa Thánh Thần. Libra là dấu hiệu nổi bật trong lá số của hành tinh, và thông qua các Hoạt Động Phật và mạng lưới tam giác ánh sáng hành tinh, trạng thái thứ hai là Bác Ái được biểu lộ và mô hình hình vuông được chuyển hóa.

    Trong Khoa Học Tam Giác, trung tâm ở đỉnh tam giác đóng vai trò là trung tâm phóng phát năng lượng, tạo ra sự biểu lộ của năng lượng, sự sống, hay phẩm tính. Đối với cấp độ hành tinh, các Vị Hoạt Động Phật ở đỉnh cao nhất của tam giác, do đó, các Ngài chi phối, định đoạt toàn bộ sự biểu lộ. Trong chu kỳ này, đó là Ý Chí Hành Thiện (Will – to – Good). Chân, Thiện, Mỹ tương ứng với ba trạng thái thiêng liêng và “Thiện – Good” là trạng thái thứ hai. Nói về mặt kỹ thuật, “Thiện – Good” là sự hợp nhất của Linh Hồn và phàm ngã. Như vậy, khi Thiên Cơ được thực thi, Hành Tinh Thượng Đế đạt mục tiêu, và con người cũng đạt mục tiêu là “Rồng Minh Triết”. Do đó, qua Thiền Tam Giác, con người được cứu chuộc (“Human is redeemed”).

    Tại sao phụng sự hành tinh? Vì phụng sự (chủ âm của Bảo Bình) và hy sinh (chủ âm của Song Ngư) là nhằm thực thi Thiên Cơ, mục tiêu cao nhất là biểu lộ Will – to – Good, và qua phụng sự và hy sinh mà các thực thể đạt được sự nhất quán (at-one-ment). Đó là sự thánh thiện.

    Các vị Hoạt Động Phật tương ứng với Phàm Ngã của Hành Tinh Thượng Đế, và trong việc thực hiện Thiền Tam Giác thì cũng đồng thời xây dựng đường Antahkarana hành tinh. Đường ánh sáng này vươn từ Trái Đất đến Sao Kim và đến đỉnh cao nhất là Thái Dương Thượng Đế. Sao Kim tương ứng với Chân Ngã của Hành Tinh Thượng Đế chúng ta, và cũng là cội nguồn của các Hoạt Động Phật (các vị Kumaras). Sao Kim cũng là hành tinh chủ quản của Libra. Khi đường Antahkarana hành tinh được kiến tạo thì một Tam Giác nội môn lớn được hình thành: Tâm của Thái Dương Thượng Đế (cung 2 Bác Ái) – Sao Kim (cung hai, bác ái thông tuệ) – Trái Đất (cung ba)  Mô hình dĩ thái gồm các hình tròn xếp chồng (Thái Dương) – mô hình dĩ thái tam giác (Kim Tinh) – mô hình dĩ thái hình vuông (Trái Đất). Tam Giác vĩ đại này tạo ra sự chuyển đổi của trung tâm tiếp nhận là Trái Đất, và ở trên Hành Tinh chúng ta, các Vị Hoạt Động Phật là các Đấng tập trung năng lượng của Tâm Mặt Trời và Kim Tinh."

    ReplyDelete