Sunday 7 August 2022

Karma - Nghiệp quả

Trình bày: Phạm Hồng Chương, ngày 06.08.2022.

Nghiệp quả là chủ đề quen thuộc đối với phần lớn người Việt Nam chúng ta. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều điều mơ hồ và bí ẩn xung quanh Luật nhân quả. Dưới tiết lộ của Ánh sáng Minh triết Ngàn đời, trong khảo luận này, chúng tôi và các bạn sẽ cùng nhau khám phá những ý nghĩa mới mẻ từ chủ đề không mới này. 

Định nghĩa về nghiệp quả (karma)

Quan niệm sai về Luật Nhân quả

Nhắc lại về vòng luân hồi

Luật Nghiệp Quả hoạt động ra sao? 

Có bao nhiêu loại nghiệp?

Các vị Nghiệp Quả Tinh Quân là ai? 

Sao Thổ – Chúa tể Nghiệp quả

Ý nghĩa Luật Nhân quả

Luật Nhân quả có thể được hoá giải không?

Kết luận

Cầu mong cho mỗi người sẽ thấy được thực tính của chính mình và trở thành một pháp tòa thông minh cho cuộc đời mình như lời dạy của một vị Chân sư Minh triết:

“Mỗi người đều là người lập luật lệ cho chính mình một cách tuyệt đối, vừa là người ban phát sự vinh quang hay sự tối tăm cho mình, vừa là người cầm vận mạng mình, thưởng phạt mình.”

---

Chuỗi chương trình giới thiệu minh triết nội môn đến cộng đồng do nhóm Việt Nam trường Morya Federation và nhóm PSSM Anapanasati đồng tổ chức, Hè 2022.
Link tải các bài trình bày (pdf): https://tinyurl.com/GTMTTL2022
Link playlist của chuỗi chương trình: https://tinyurl.com/playlistGTMTTL2022

1 comment:

  1. Chia sẻ của Cô Kim Thư:

    "1.Luật Thiên nhiên sẽ dạy cho những ai muốn làm theo. Bài học nào chưa thuộc – thí dụ bài học Nhân quả – sẽ trở đi trở lại ngày càng gắt gao cho đến khi con người biết chấp nhận nó.

    2.Nghiệp quả và luân hồi hàm ý sự công bằng và tình yêu thương trong mọi vật. Khi chúng ta coi mình là linh hồn thì chúng ta sẽ luôn là chủ nhân số phận, tức là có thể kiểm soát được nghiệp quả của chính mình. Bằng không, nếu chúng ta là phàm ngã thì dường như chúng ta luôn thấy có gì bất ổn. Chúng ta tự vùng vẫy trong nỗi đau đớn, khổ sở do mình tạo ra chứ không hẳn vì nghiệp quả. Đó là chưa kể, chúng ta thiếu cẩn trọng trong cuộc sống, để khi xảy ra cái gì đó thì đổ diệt đó là nhân quả để gặm nhấm và than thân trách phận một cách không đáng có với bản thân mình.

    3.Nhân Quả là một Định luật của Thiên nhiên. Nó có ảnh hưởng đến vận mệnh của ta bởi Tư tưởng kiến tạo nên tính tình; Dục vọng thu hút đối tượng của nó; và Hành động gây ra một môi trường thuận lợi hoặc bất lợi tùy theo việc nó đã mang lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người khác.
    4. Các món nợ nghiệp quả phải được trả đúng loại. Bỏ bê phải được trả bằng sự quan tâm, không khoan dung phải trả bằng lòng trắc ẩn, kiêu ngạo phải trả bằng sự khiêm tốn. Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy rằng cuộc sống đang đối xử với mình một cách không công bằng, hãy luôn nhớ suy nghĩ về nguồn gốc nghiệp. Khi biết nghiệp quả của mình là gì, thấy ta thấy rằng nó có một mục đích và điều này khiến dễ chịu đựng hơn.

    Với bản thân MQ, từ trước đây, MQ luôn nghĩ kiểu “số mình nó thế” rồi chấp nhận hết mọi chuyện nhưng cũng thấy buồn buồn khó tả tuy không có gì “vùng vẫy” quá xá. Nay hiểu về Nhân Quả, về Luân hồi, MQ cảm thấy bình thản hơn, và sống vui vẻ hơn rất nhiều. Sự chấp nhận hậu quả xấu xảy ra bởi nguyên nhân bất ổn tích tụ từ trước sẽ giúp cảnh tỉnh bản thân mình phải sống kiếp hiện tại tử tế hơn để kiếp sau đỡ phần bất ổn, và tránh không suy diễn, đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho những người xung quanh. Như thế MQ thấy cuộc sống sẽ dễ chịu hơn, sẽ hữu ích hơn và mình có thể sống hài mãn an vui, không bị trói buộc vào những bất hạnh có thật hoặc tự tưởng tượng. MQ càng thấm thía hơn “tri thức là sức mạnh”, càng phải chăm chỉ tham thiền, chú trọng thanh tinh luyện thể trí, dùng thể trí trong khi tham thiền để có thể tiếp thu được những tri kiến mới mẻ và sâu sắc khi đối diện với những bất cập của cuộc sống đến với mình. (và tất nhiên không quên thanh tinh luyện các hạ thể khác và rèn 5 giới răn đặc biệt là VÔ TỔN HẠI) .

    Và cuối cùng MQ ghi nhớ lời dạy của Chân sư: “Trên con đường đệ tử, chúng ta thực hành những kỷ luật có thể giải trừ nghiệp quả và giải phóng chúng ta khỏi gánh nặng của nhiều kiếp sống, trong đó sự phát triển của Linh hồn đã trở nên trì trệ. Cuối cùng, khi chúng ta không còn nghiệp quả, sẽ không còn phải tái sinh. Đối với những người mù quáng về Karma Và Tái Sinh, bệnh tật có thể là cách duy nhất mà linh hồn có thể sử dụng để giải thoát hạt mầm đã được gieo. Mặt khác, người đệ tử bằng cách tuân theo các luật tự nhiên khác, cũng như luật Karma, có thể giải bớt nghiệp ác còn tồn tại của mình thông qua việc tự kiểm soát và nỗ lực không ngừng nghỉ”.

    À chưa phải là cuối cùng, MQ có một trải nghiệm này rất nhiều lần, đó là mỗi khi có suy nghĩ hay tình cảm tiêu cực, MQ đi vào tham thiền phản tỉnh thì thấy xuất hiện những quầng đen kịt rất lớn. Và sau đó nó sẽ nhạt dần, rồi chuyển sang vầng sáng hồng, vàng nhạt, tím rất đẹp (tương ứng với quá trình nhận thức, chuyển hoá). Nó xuất hiện tự nhiên như thế, nếu vẫn đang “tức giận sục sôi” hoặc “buồn nản chán chường quá mức” thì quầng đen còn đó bay lơ lửng mãi…MQ rất nhớ và ấn tượng 3 hình bạn Chương đưa ra về một thí nghiệm về nước. Quầng đen trong MQ rất giống với hình ảnh ở giữa. Kể vui với các bạn thôi chứ MQ cũng biết rằng không nên sa đà vào nhiều loại ánh sáng mầu và hình ảnh xuất hiện khi thiền vì đó có thể là những ảo giác đến từ cõi cảm dục (cõi trung giới).
    Xin cảm ơn các bạn."

    Cô Bùi Thị Kim Thư

    ReplyDelete