Saturday, 28 September 2024

Luân xa tim (Anahata)


Luân xa tim đi vào cột sống giữa hai bả vai, quanh đốt sống T5, và neo lại tại tuyến ức. Nó có 12 cánh hoa mang màu sắc vàng óng.

1. TÂM LÝ HỌC 

Chức năng của luân xa tim (và nơi  neo lại của nó trong cơ thể là tuyến ức) là truyền dẫn Cung 2 Bác Ái - Minh Triết. Luân xa này là cơ quan của tình yêu tinh thần. Nó trở nên sống động ở một mức độ cao hơn khi chúng ta thanh lọc bản chất cảm dục, chuyển hóa những ham muốn thấp thành tình yêu bao dung và bắt đầu làm việc hợp tác trong các nhóm vì lợi ích của thế giới.

Nằm ở trung tâm của luân xa vương miện là luân xa tim cao hơn - một bản sao của hoa sen 12 cánh được tìm thấy trên cột sống. Khi luân xa tim thấp hơn mở ra do cảm giác bao dung ngày càng lớn, quan hệ nhóm và biểu hiện thiện chí, nó sẽ kích hoạt luân xa cao hơn. Khi cổng của luân xa tim cao hơn hoạt động, nó biểu thị rằng ý chí-hướng thiện thiêng liêng đang được biểu hiện.

Tình yêu của linh hồn, không bị biến đổi bởi cảm xúc con người, không bao giờ cá nhân, ích kỷ hay có điều kiện. Những điều này là đặc điểm của cảm xúc cung 6, ích kỷ thuộc luân xa tùng thái dương. Những câu trong Thư Côrintô của Thánh Paul, Kinh Thánh, Côrintô 13:4-7 mô tả tình yêu của linh hồn trong hành động.

Tình yêu thì kiên nhẫn, tình yêu thì nhân từ. Nó không ghen tị, không khoe khoang, không kiêu ngạo. Nó không làm mất danh dự người khác, không tìm kiếm lợi ích cho riêng mình, không dễ giận, không ghi nhớ những điều sai trái. Tình yêu không vui mừng vì điều ác nhưng vui mừng với sự thật. Nó luôn bảo vệ, luôn tin tưởng, luôn hy vọng, luôn kiên trì.

Sự khai mở ban đầu của luân xa tim không nhất thiết liên quan đến lòng vị tha. Những nhà lãnh đạo vật chất và ích kỷ ở trung tâm của một tổ chức cũng có thể mở luân xa này. Những năm từ 28 đến 35 tuổi đặc biệt thuận lợi cho sự khai mở của luân xa tim. Khi những năm tuổi trẻ đã qua, với những khó khăn và thất vọng làm mềm yếu cái tôi, nếu luân xa tim chưa mở, sẽ khó đạt được ở những năm sau.

2. CƠ THỂ

a. Tuyến ức và hệ thống miễn dịch. Luân xa tim neo tại tuyến ức, liên quan đến cung Sư Tử và Mặt Trời trong mối liên kết của chúng với hệ miễn dịch. Đây là cơ quan phòng thủ. Tế bào T diệt khuẩn của hệ miễn dịch trưởng thành trong tuyến này. Ở hầu hết mọi người, tuyến ức bắt đầu co lại khi đến tuổi dậy thì. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở những người tiến bộ về mặt tinh thần, những người đã mở luân xa tim. Tuyến này bắt đầu hoạt động ở một mức độ mới và cao hơn, có nghĩa là sự bảo vệ miễn dịch được tăng cường.

b. Sinh lực. Một dòng hay sợi năng lượng sống được biết đến như sutratma (đường sinh mệnh tuyến của Antahkarana) bắt nguồn từ Chân Thần, nguồn tinh thần cao nhất của chúng ta, và neo tại luân xa tim và trái tim vật lý. Từ đó nó sử dụng lá lách, dòng máu, động mạch, tĩnh mạch và phổi để cung cấp sự sống cho toàn bộ cơ thể. Linh hồn sử dụng sutratma để giữ cơ thể liên kết một cách toàn diện trong suốt cuộc sống. Khi cái chết xảy ra, khi linh hồn cắt đứt sinh mệnh tuyến, các nguyên tử phân tán và cơ thể tan rã.

c. Tim, hệ tim mạch và sự sinh động hóa cơ thể. Luân xa tim và cơ quan tim được chi phối bởi Mặt Trời. Cũng như Mặt Trời giữ các hành tinh trong hệ mặt trời và nuôi dưỡng chúng bằng lửa mặt trời, luân xa tim cũng hoạt động trong cơ thể. Làm việc thông qua cơ quan tim và truyền dẫn lực sống và prana vào cơ thể, rồi gửi lực này qua hệ tim mạch, nó duy trì sức khỏe của các tế bào, cung cấp sinh lực và nuôi dưỡng chúng. Luân xa tim kiểm soát sự sống của tế bào. Sự chuyển hóa (chuyển đổi calo thành năng lượng) là một phần của quá trình truyền sinh lực.

d. Dây thần kinh phế vị. Nó cho phép não theo dõi và nhận thông tin về nhiều chức năng khác nhau của cơ thể. Luân xa tim và luân xa gốc kết nối với dây thần kinh phế vị. Khi linh hồn, hoạt động qua đầu, kiểm soát hai luân xa này - khi đầu, tim và luân xa gốc ở trong mối quan hệ từ tính; công việc cuối cùng của sự hợp nhất lửa trong cơ thể, của việc nâng lửa kundalini từ luân xa gốc để hợp nhất với lửa tinh thần ở đỉnh đầu sẽ được thực hiện. Việc này được thực hiện thông qua sự kích thích và kiểm soát dây thần kinh phế vị. Nó đưa toàn bộ hệ thần kinh vào một dạng hoạt động và đáp ứng nhịp nhàng đặc biệt, khởi đầu quá trình này. Sau khi sự kiện này xảy ra, linh hồn sẽ kiểm soát toàn bộ phàm ngã và ảnh hưởng của nó - thông qua phàm ngã được thanh lọc, sẽ mang lại hiệu quả to lớn cho lợi ích chung của thế giới.

3. BỆNH TẬT

Các bệnh ảnh hưởng đến các cơ quan của luân xa tim, như tim, máu, và hệ tim mạch nói chung.

Hàng ngàn người trên thế giới đang được kích hoạt luân xa tim, khi họ chuyển từ sự tập trung ích kỷ và cảm xúc (luân xa tùng thái dương) sang sự bao dung và tâm thức nhóm. Điều này gây áp lực lên tim và dẫn đến những vấn đề ở cơ quan này.

Sự chuyển đổi tất cả năng lượng tích lũy trong luân xa tùng thái dương vào luân xa tim sẽ gây ra khó khăn, thường là rất nghiêm trọng; đó là lý do tại sao ngày nay có rất nhiều người tiến bộ chết vì bệnh tim. Trong một thời gian, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng cảm xúc.

Mặt Trời chi phối sự sống của tế bào và hệ tim mạch cung cấp máu cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Một điểm rất thú vị cần lưu ý là vi khuẩn là những sinh vật sống có thể xâm nhập cơ thể thông qua dòng lực sống. 

Khi lực này chảy vào tim và dòng máu, các kẻ xâm nhập cũng vậy. Một khi vào bên trong, nếu chúng không bị ngăn chặn, chúng sẽ gây tàn phá; tấn công sự sống của tế bào và phá vỡ toàn bộ cơ thể.

~ Cô Leoni Hodgson



Friday, 27 September 2024

IHS - Buổi 13. Ôn tập Chương 2



Host: Cô Bùi Thị Kim Thư, ngày 26.09.2024.

---

Học nhóm về bình giảng của Thầy Michael D. Robbins cho cuốn "Điểm đạo trong nhân loại và thái dương hệ" (Alice Bailey, Initiation, Human and Solar).

Tài liệu tham khảo:

https://www.minhtrietmoi.org/WPress/diem-dao-trong-nhan-loai-va-thai-duong-he/

Link các bài trình bày: https://tinyurl.com/ihsstudygroup

Link playlist: https://tinyurl.com/IHSplaylistvn




Chiêm tinh nội môn - Mục đích linh hồn qua điểm Mọc


Chiêm tinh học về mặt bản chất là cách trình bày thuần khiết nhất của chân lý huyền môn trên thế gian vào lúc này, bởi vì nó là khoa học bàn đến các năng lượng và các lực đang chi phối và cai quản, chúng tác động qua và trên toàn thể lĩnh vực không gian và tất cả những gì nằm trong lĩnh vực đó.” ~ Chân Sư D.K qua Alice Bailey

Chiêm tinh học chính thống hay công truyền (ngoại môn) quan tâm đến cuộc sống bên ngoài của phàm ngã, các sự kiện, diễn biến, và hoàn cảnh của môi trường xung quanh. 

Chiêm tinh học nội môn bắt đầu với quyển sách Esoteric Astrology của Alice Bailey (1936) và từ đó các nhà chiêm tinh mới bắt đầu nghiên cứu một khoa chiêm tinh mới: chiêm tinh học của linh hồn. Chiêm tinh học nội môn nghiên cứu về linh hồn, về tâm thức, do đó nó áp dụng cho một người đã đạt đến một mức tiến hóa nào đó. 

Chiêm tinh học nội môn tập trung vào việc mở rộng tâm thức, cho thấy những hạn chế trong tâm thức vốn ràng buộc linh hồn, cho thấy tiềm năng của linh hồn (các hành tinh bí truyền trong các cung hoàng đạo) sẽ hóa giải các mãnh lực của phàm ngã (các hành tinh công truyền), và cho phép linh hồn kiểm soát tốt hơn bản chất thấp. Chiêm tinh học nội môn cũng chỉ ra những gì mà linh hồn muốn đóng góp cho thế giới tốt đẹp hơn, nơi tìm thấy công việc phụng sự và hoàn thành mục đích của linh hồn.

Mỗi môn đều có ứng dụng khác nhau và bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu con người. Cả hai đều dùng chung lá số nhưng cách giải thích sẽ khác nhau.

“Cung Mọc (Ascendant hay Rising Sign) cho thấy cuộc sống được dự định hay mục đích trước mắt của linh hồn cho kiếp này. Nó chứa bí mật của tương lai và trình bày các mãnh lực mà, nếu được sử dụng đúng, sẽ dẫn con người đến thành công. Nó tượng trưng cho khía cạnh hòa thanh (sattva) hay hài hòa của sự sống và có thể tạo mối quan hệ đúng đắn giữa linh hồn và phàm ngã trong bất kỳ một kiếp nào. Do đó nó chỉ cách để nhận ra mãnh lực của linh hồn”. ~ (Chân Sư D.K qua Alice Bailey)

Tự nhận thức là nền tảng để chuyển hóa tính cách và do đó chuyển hóa số phận. Chiêm tinh cung cấp công cụ hỗ trợ việc tự nhận thức về các kiểu mẫu năng lượng tồn tại trong bản thể. Càng ý thức về bản thân mình và mục đích của mình trong cuộc đời thì chúng ta càng hòa nhịp một cách hữu thức với các năng lượng chi phối hành tinh và càng làm chủ số phận của mình. 

Tiếp nối với loạt chủ đề về mục đích cuộc đời, trong buổi chia sẻ đầu tiên của chuỗi chuyên đề chiêm tinh học nội môn, chúng ta sẽ tìm hiểu mục đích linh hồn qua dấu hiệu điểm Mọc.

Link bài trình bày (pdf): https://tinyurl.com/12moc

Link chuỗi chuyên đề về chiêm tinh nội môn: https://tinyurl.com/chiemtinhtamlynoimon

THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH LINH HỒN QUA ĐIỂM MỌC





Monday, 23 September 2024

Mục tiêu thực tiễn để giúp thế giới - Phát triển Tính Vô Hại

Những điều kiện từ tính có hại do con người sử dụng sai mãnh lực là nguyên nhân của cái ác trên thế giới. Chúng ta có thể thay đổi điều này bằng cách phát triển trong chính mình – Tính Vô Hại. 

Hãy tự nghiên cứu mình từ góc độ này – hành vi hàng ngày, lời nói và suy nghĩ của bạn để chúng trở nên hoàn toàn vô hại. Hãy quyết tâm suy nghĩ những tư tưởng về bản thân và người khác mang tính xây dựng và tích cực, do đó không gây hại trong tác động của chúng. 

Hãy xem xét tác động cảm xúc của bạn đối với người khác để không có tâm trạng, sự suy sụp hay phản ứng cảm xúc nào của bạn gây hại cho người khác. Hãy nhớ rằng trong trường hợp này, khát vọng tinh thần mạnh mẽ và nhiệt tình, nếu đặt sai chỗ hoặc sai hướng, cũng có thể dễ dàng gây hại cho người khác, vì vậy không chỉ nhìn vào những khuynh hướng sai lầm mà còn xem xét cách bạn sử dụng những đức hạnh.

Nếu tính vô hại là chủ âm của cuộc đời bạn, bạn sẽ làm được nhiều điều hơn để tạo ra các điều kiện hài hòa đúng đắn trong phàm ngã của mình so với bất kỳ kỷ luật nào khác. Sự thanh lọc mạnh mẽ mang lại bởi nỗ lực để trở nên vô hại sẽ góp phần loại bỏ các trạng thái tâm thức sai lầm. Vì vậy, hãy chú ý đến điều này và mang ý tưởng này vào buổi tự kiểm điểm tối – trước khi đi ngủ, hãy nhìn lại cả ngày và ghi nhận bạn đã vô hại ở đâu và nơi nào bạn chưa đạt và có thể cải thiện.

Việc thực hành tính vô hại với sự hăng hái và hiểu biết sẽ là kẻ hủy diệt mọi giới hạn. Tính có hại dựa trên sự ích kỷ và thái độ tự coi mình là trung tâm. Nó thể hiện sự tập trung mãnh lực để củng cố bản thân, khuếch đại bản ngã và thỏa mãn cá nhân. Tính vô hại là sự thể hiện cuộc sống của người nhận thức mình hiện diện ở mọi nơi, sống có ý thức như một linh hồn, bản chất là tình yêu, phương pháp là tính bao gồm, và với người ấy, mọi hình tướng đều như nhau bởi chúng che đậy và giấu đi ánh sáng, và chỉ là sự biểu hiện ra bên ngoài của Đấng Vô Tận duy nhất.

Vì vậy, hãy để tính vô hại là chìa khóa của cuộc sống bạn.

Cô Leoni Hodgson



Luân xa tùng thái dương (Manipura)


Trong trung tâm lực này, chúng ta tìm thấy nguyên nhân của bệnh tật khi nó là kết quả của căng thẳng cảm xúc.

TÂM LÝ HỌC 

Chức năng tâm lý của luân xa tùng thái dương là thể hiện cảm xúc của chúng ta. Tùng thái dương là cánh cửa mở ra cõi cảm dục và là cổng vào cơ thể của cung 6 cảm xúc. Mãnh lực này thống trị người bình thường, làm cho cung này và luân xa tùng thái dương trở nên rất mạnh mẽ.

Cảm xúc và ham muốn của chúng ta không ngừng khao khát hạnh phúc và niềm vui. Nếu chúng bị từ chối hoặc chúng ta bị từ chối, nó sẽ ghi nhận vào luân xa tùng thái dương. Ngay cả khi chúng ta đạt được điều mình muốn, trung tâm này cũng không được thỏa mãn lâu dài. Nó khát khao những sự thỏa mãn mới. Mãnh lực của cảm xúc và ham muốn khiến những người dưới sự kiểm soát của chúng dao động giữa hai thái cực của niềm vui và nỗi đau. Để thoát khỏi vòng xoay này, cần chuyển hóa ham muốn thành khát vọng (chí nguyện) hướng tới những điều cao quý hơn – chuyển trọng tâm từ luân xa tùng thái dương lên luân xa tim bao dung. Phần thưởng cho những ai đạt được điều này là sự bình an và thanh thản về mặt cảm xúc.

Từ 7 đến 14 tuổi, linh hồn cố gắng kiểm soát thể cảm xúc, cân bằng cảm xúc và mang chúng vào sự kiểm soát của mình. Cha mẹ có thể giúp con cái trong giai đoạn này bằng cách dạy chúng thể hiện cảm xúc theo cách lành mạnh.

CƠ THỂ

a. Tuyến tụy. Luân xa tùng thái dương kết nối vào tuyến tụy, hoạt động đặc biệt qua các phần nội tiết của tuyến – tiểu đảo Langerhans. Chúng tiết ra insulin và glycogen để kiểm soát lượng đường trong máu.

b. Tiêu hóa vùng giữa. Luân xa cổ họng chi phối hệ tiêu hóa hoặc đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tùng thái dương là trung tâm chi phối chính của dạ dày, gan, túi mật và tuyến tụy. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ luân xa cổ họng (Kim Ngưu), tiến qua các cơ quan tiêu hóa trung tâm (Cự Giải), và kết thúc ở hậu môn và quá trình bài tiết chất thải rắn (Hổ Cáp).

c. Hệ thần kinh giao cảm (SNS) chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động của luân xa tùng thái dương. Các dây thần kinh truyền tín hiệu qua hệ giao cảm bắt nguồn từ tủy sống ở khu vực tùng thái dương.

BỆNH TẬT

Nhiều rối loạn tâm lý và thần kinh gây ra bởi sự bất ổn.

Khó tiêu và các bệnh về cơ quan tiêu hóa, tuyến tụy và các rối loạn đường ruột.

Vấn đề về máu: nhiễm trùng máu, ngộ độc máu, phát ban da.

Mãnh lực cung 6 gây ra rối loạn cảm xúc và tắc nghẽn dĩ thái/luân xa là nguyên nhân đứng sau hầu hết các vấn đề về sức khỏe. Các rối loạn thần kinh và tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo cơ thể không thể xử lý độc tố đang được tạo ra. Luân xa tim và tùng thái dương liên kết chặt chẽ, và vấn đề về chất lượng máu có thể phát sinh từ sự rối loạn của luân xa tùng thái dương. Một luân xa tùng thái dương gặp vấn đề có thể lan tỏa năng lượng xấu một cách âm thầm đến bất kỳ luân xa hay cơ quan nào trong cơ thể có điểm yếu, gây ra rối loạn ở những cơ quan đó.

Bệnh ung thư: Đây là căn bệnh cổ xưa và những hạt giống của nó nằm trong DNA của chúng ta, trong thể cảm xúc.

“Cội rễ của ung thư sâu thẳm trong bản chất cảm xúc hoặc khát khao, và bắt nguồn từ thể cảm dục.” ****

Ung thư chủ yếu là căn bệnh của sự kìm nén, của sự ức chế – về cảm xúc và khát khao. Điều này kích hoạt một phản ứng từ khía cạnh ý chí sống của cung 1 (cảm giác sự sống còn của cơ thể đang gặp nguy hiểm), dẫn đến sự hoạt động quá mức và sự phát triển của tế bào (một phản ứng của cung 2). Điều này, đến lượt nó, tạo ra sự tắc nghẽn và hoạt động quá mức trong một luân xa, và do đó, năng lượng gia tăng đổ vào các tế bào và cơ quan do luân xa đó chi phối. Kết quả là bệnh ung thư.

Sự kìm nén cảm xúc, khát khao (cung 1) mãn tính sẽ dẫn đến ung thư/quá trình xây dựng tế bào quá mức (cung 2).

Trong lá số chiêm tinh, nó có thể biểu hiện qua góc chiếu khó khăn [vuông góc hay đối đỉnh] giữa hành tinh chi phối cảm xúc (Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Hải Vương), và một hành tinh mang cung 1 (Sao Thổ và Sao Diêm Vương); với một liên kết đến Sao Mộc (cung 2).

Trung tâm của đời sống cảm xúc – luân xa tùng thái dương, là trung tâm chính của sự nhiễm bệnh. Nhưng điều này có thể lan tỏa đến bất kỳ luân xa hoặc bộ phận nào của cơ thể bị suy yếu. Chẳng hạn, ung thư có thể xuất hiện ở cổ họng nếu chúng ta sợ nói về một sự lạm dụng nghiêm trọng, ở xương nếu chúng ta kìm nén nỗi sợ hãi về cuộc sống, hoặc ở cơ quan sinh dục do ép buộc sống độc thân. 

Nỗi sợ hãi, cảm xúc quá mức và sự trì trệ là những yếu tố tiền đề lớn cho ung thư.

Chúng ta có thể tránh ung thư bằng cách giữ cho hệ thống của mình thông suốt và vui vẻ, tránh mọi sự kìm nén và tìm kiếm các phương tiện thay thế để biểu hiện mãnh lực nếu không có lối thoát bình thường. Thiền để đạt được sự bình yên nội tâm và thực hành vô hại và lòng nhân ái là những biện pháp phòng ngừa tuyệt vời. Nhưng khi chúng ta già đi và linh hồn bắt đầu rút lui, cơ thể suy yếu và chúng ta có thể mắc bất kỳ căn bệnh nào – kể cả ung thư.

~ Cô Leoni Hodgson 


Saturday, 21 September 2024

Thể cảm xúc là nguyên nhân chính của bệnh tật

 
Dòng chảy năng lượng bị gián đoạn dẫn đến bệnh tật

Bệnh tật chỉ đơn giản là sự lạm dụng các mãnh lực của cõi dĩ thái, cõi cảm dục và các tầng vật lý thô đặc.

Cơ thể vật lý là một hình tướng động vật, khi không có những yếu điểm di truyền và khi sức sống lưu chuyển tự do, nó sẽ có khả năng chống lại vi khuẩn và nhiễm trùng. Người nguyên thủy sở hữu loại cơ thể này và có sức khỏe thể chất tuyệt vời. Tuy nhiên, khi bản chất cảm xúc và sau đó là trí tuệ bắt đầu phát triển, rắc rối bắt đầu xảy ra. Sự lạm dụng những yếu tố này làm biến dạng dòng chảy năng lượng như các bước sau đây chỉ ra:

a. Trí tuệ suy nghĩ, lập kế hoạch, lý tưởng hóa và có tham vọng.

b. Những tư tưởng mà nó tạo ra đi xuống Cõi Cảm Dục, nơi chúng hòa quyện với mãnh lực cảm dục. Khi những thất vọng và bất mãn xảy ra vì mọi việc không như ý muốn hoặc vì không thể đạt được điều mình mong muốn, thì sự cay đắng nảy sinh. Sau đó, bệnh tật xuất hiện theo những yếu điểm đã di truyền trong cơ thể vật lý – như được thể hiện trong lá số chiêm tinh.

90% nguyên nhân của bệnh tật bắt nguồn từ thể cảm dục và thể dĩ thái bị rối loạn; việc sử dụng sai năng lượng trí tuệ và áp dụng sai ham muốn là những yếu tố chính góp phần gây ra. Điều này là vì hầu hết mọi người vẫn còn sống trong trạng thái tâm thức cảm dục.

Trí tuệ thường không phải là nguyên nhân chính của bệnh tật. Bailey đã nói rằng chỉ 5% tất cả các bệnh tật hiện đại bắt nguồn từ thể trí. Ngay cả khi đó, phản ứng cảm xúc đi kèm mới là nguyên nhân gây ra vấn đề. Ví dụ, một người có thể nghĩ rằng mình vượt trội hơn người khác, nhưng chỉ khi suy nghĩ đó đi kèm với những cảm xúc tiêu cực như căm ghét hoặc không thích người khác thì rắc rối mới phát sinh. Cảm xúc không ổn định và thất thường tạo ra các phản ứng hóa học độc hại trong cơ thể vật lý, và nếu không được giải quyết, chúng sẽ biểu hiện thành bệnh tật thể chất.

Rắc rối có thể phát sinh trong thể trí khi chúng ta trở nên tách biệt về mặt trí tuệ và sống trong thế giới của riêng mình. Trong trường hợp như vậy, những suy nghĩ của chúng ta không được đưa vào hành động trong cuộc sống vật lý, mà vẫn ở Cõi Trí và trong thể trí, tạo thành một bức tường ngăn cách giữa chủ thể và những người khác. Đây là vấn đề chia rẽ được đề cập trong phần Cung 5.

Từ góc độ nội môn, bệnh tật là sự thể hiện ra bên ngoài của những điều kiện không mong muốn bên trong - về trí tuệ, cảm xúc và dĩ thái. Trong tương lai, khi nhân loại trở nên trí tuệ hơn, các tỉ lệ phần trăm trên sẽ thay đổi.

Tóm lại, nếu suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta đầy bạo lực, rối loạn hoặc bị đè nén, điều này sẽ gây ra sự gián đoạn trong thể dĩ thái và dẫn đến việc giải phóng các hóa chất độc hại trong cơ thể vật lý, cuối cùng dẫn đến bệnh tật. Hình ảnh "Dòng chảy năng lượng bị gián đoạn dẫn đến bệnh tật" minh họa quá trình này.

Nếu suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta tích cực và tràn đầy niềm vui, thì dòng chảy năng lượng sẽ trở nên thông suốt hơn và kết quả sẽ là sức khỏe tốt hơn. Tin vui là chúng ta có thể làm điều gì đó để cải thiện cơ thể của mình, bằng cách cải thiện dòng chảy năng lượng qua tâm trí, cảm xúc và cơ thể vật lý.

~ Cô Leoni Hodgson



Sự thức tỉnh của các Luân Xa

 



Đây là công việc huyền bí nâng cao mà một số người có thể quan tâm. Thông tin này đến từ cuốn sách “White Magic” (Luận về Chánh Thuật) của Alice Bailey.

1. Những giai đoạn đầu: Bằng cách thực hành một cuộc sống có kỷ luật và thanh lọc tư tưởng, bảy trung tâm (luân xa) tự động được đưa vào trạng thái rung động đúng đắn, nhịp nhàng và đầy sức sống. Người chí nguyện không được phép tập trung tư tưởng vào bất kỳ một trung tâm nào, cũng như không được phép tìm cách đánh thức hoặc kích hoạt chúng.

2. Giai đoạn tiếp theo: Các trung tâm—thông qua công việc hiệu quả từ giai đoạn trước đó, được "giải phóng khỏi nhà tù"; chúng có thể trở thành chủ thể của các phương pháp thức tỉnh và kích hoạt nhất định (dưới sự chỉ đạo đúng đắn của một vị thầy)—các phương pháp này khác nhau tùy theo cung năng lượng (ray) của phàm ngã và chân ngã (linh hồn) của người chí nguyện.

Cảnh báo quan trọng: Không bao giờ thực hiện công việc như đánh thức các trung tâm khi người chí nguyện nhận thức rõ về những tạp nhiễm trong cuộc sống của mình, hoặc khi thể vật lý ở trong tình trạng kém hoặc đang bệnh. Việc này cũng không nên được thực hiện khi áp lực từ hoàn cảnh bên ngoài quá lớn khiến không có cơ hội cho công việc yên tĩnh và không bị gián đoạn. Điều quan trọng là phải có thời gian tĩnh lặng và tự do khỏi sự gián đoạn khi làm việc tập trung với các trung tâm. Tôi không thể nhấn mạnh quá nhiều về điều này. Chỉ một trên một ngàn người chí nguyện mới đến giai đoạn bắt đầu làm việc với năng lượng trong các trung tâm của mình. Việc đánh thức quá sớm có thể làm mất nhiều thời gian hơn và thường mang theo hạt giống của những rắc rối kéo dài. Kích thích quá mức các tế bào não là một trong những rắc rối.

Mục tiêu trong tất cả công việc Laya Yoga (làm việc với các trung tâm) là kết hợp năng lượng của tế bào/khía cạnh vật chất (lửa của vật chất) với lửa của tâm thức (lửa Thái dương).

3. Khi lửa Thái dương hòa quyện với lửa của vật chất—và với "lửa điện" của khía cạnh thiêng liêng cao nhất, thì sự hiện diện của con người đạt đến sự biểu hiện đầy đủ nhất và công việc lớn được hoàn tất. Nhưng đây là một nhiệm vụ nguy hiểm nếu thực hiện trước khi cơ thể sẵn sàng.

a. Sự hòa quyện tam phân này chỉ có thể được thực hiện an toàn bởi một người có tổ chức hoàn thiện và đã đạt được khả năng tập trung ý thức trong đầu và từ đó chỉ đạo toàn bộ quá trình hợp nhất. Nó bao gồm khả năng rút ý thức vào thể dĩ thái và cùng lúc duy trì—với đầy đủ nhận thức—một điểm tiếp xúc trong đầu, từ đó chỉ đạo cơ thể vật lý. Điều này giả định, nếu thành công, các điều kiện dĩ thái nhất định trong cơ thể. Một trong số đó là quá trình đốt cháy hoặc phá hủy (một phần hoặc hoàn toàn) các cản trở dọc theo cột sống có thể ngăn cản lửa kundalini ở đáy cột sống không trỗi dậy.

b. Mỗi trung tâm trong cột sống được ngăn cách bởi một mạng bảo vệ đan xen, gồm chất liệu dĩ thái và khí. Mạng này phải bị đốt cháy và phân tán trước khi lửa của cơ thể có thể tự do di chuyển.

4. Sự trỗi dậy của luồng hỏa xà Kundalini: Điều này vô cùng khó khăn và chỉ có thể được thực hiện bằng một hành động ý chí xác định và thông qua sự tập trung tinh thần mạnh mẽ. Công việc này chỉ nên được thực hiện dưới sự chỉ đạo của một vị thầy có kinh nghiệm.

5. Các trung tâm có chức năng hai mặt. Chúng thể hiện khía cạnh tạo hình thiêng liêng và thông qua hoạt động của chúng, đưa hình thức bên ngoài vào sự biểu hiện.

~ Cô Leoni Hodgson




Friday, 20 September 2024

IHS - Buổi 12. Sự Nhất Quán - Kết quả của Điểm Đạo



 Host: Nguyễn Dạ Trinh Lan, ngày 19.09.2024.

---

Học nhóm về bình giảng của Thầy Michael D. Robbins cho cuốn "Điểm đạo trong nhân loại và thái dương hệ" (Alice Bailey, Initiation, Human and Solar).

Tài liệu tham khảo:

https://www.minhtrietmoi.org/WPress/diem-dao-trong-nhan-loai-va-thai-duong-he/

Link các bài trình bày: https://tinyurl.com/ihsstudygroup

Link playlist: https://tinyurl.com/IHSplaylistvn

Wednesday, 18 September 2024

Khoa Học về các Mối Quan Hệ - Buổi 8



Ngày 17.09.2024

Loạt chuyên đề "Khoa Học về các Mối Quan Hệ - Nền Tảng của Khoa Chiêm Tinh Học Mới" do Cô Jo Walz giới thiệu cho nhóm học viên Việt Nam tại trường Morya Federation.

Link folder các slides: https://tinyurl.com/SciRel2024

Link playlist của chuỗi chuyên đề "The Science of Relations": http://tinyurl.com/9relations




Sunday, 15 September 2024

Biểu tượng Nhân Sư

 

Trình bày: Zim Quỳnh Anh, Điệp Kriya, Thái Thị Tú Anh.

Họp nhóm MFVN tháng Xử Nữ, ngày 15.09.2024.

Kỹ thuật Ánh Sáng xua tan Ảo Cảm


Thầy Lâm Văn Kiệt giảng ngày 15.09.2024

Họp nhóm MFVN tháng Xử Nữ.


Đấng Mẫu Nghi và Khúc Hát Ru của Mẹ

 
Trình bày: Lê Hoàng Quốc Khánh và Cô Bùi Thị Kim Thư

Họp nhóm MFVN tháng Xử Nữ, ngày 15.09.2024.




Winston Churchill - Danh Nhân Xử Nữ

 

Host: Đặng Quốc Hiếu và Vũ Thành Khánh.
Buổi họp nhóm MFVN tháng Xử Nữ, ngày 15.09.2024.





Friday, 13 September 2024

IHS - Buổi 11. Nơi chốn và hiệu quả của điểm đạo (Phần 2)


Host: Vũ Thành Khánh, ngày 12.09.2024.

---

Học nhóm về bình giảng của Thầy Michael D. Robbins cho cuốn "Điểm đạo trong nhân loại và thái dương hệ" (Alice Bailey, Initiation, Human and Solar).

Tài liệu tham khảo:

https://www.minhtrietmoi.org/WPress/diem-dao-trong-nhan-loai-va-thai-duong-he/

Link các bài trình bày: https://tinyurl.com/ihsstudygroup

Link playlist: https://tinyurl.com/IHSplaylistvn

Friday, 6 September 2024

IHS - Buổi 10. Nơi chốn và hiệu quả của điểm đạo (Phần 1)


Host: Cô Bùi Thị Kim Thư, ngày 05.09.2024.

---

Học nhóm về bình giảng của Thầy Michael D. Robbins cho cuốn "Điểm đạo trong nhân loại và thái dương hệ" (Alice Bailey, Initiation, Human and Solar).

Tài liệu tham khảo:

https://www.minhtrietmoi.org/WPress/diem-dao-trong-nhan-loai-va-thai-duong-he/

Link các bài trình bày: https://tinyurl.com/ihsstudygroup

Link playlist: https://tinyurl.com/IHSplaylistvn

Ý dẫn đầu các pháp

Bạn nói rằng bạn không bao giờ ngừng nỗ lực biến đổi bản thân nhưng lại không thấy kết quả gì; rằng mọi quyết tâm tốt đẹp của bạn đều không mang lại ích lợi. Đừng nản lòng; một sự chuyển hóa sâu sắc không thể đạt được ngay lập tức: nó cần có thời gian. Sớm hay muộn, nếu bạn luôn giữ những quyết tâm tốt đẹp trong tâm trí, bạn sẽ hành động phù hợp với mong muốn của mình.

Hãy quan sát một con rắn chui vào hang: đầu vào trước và, dù thân thể có dài đến đâu, đuôi rồi cũng sẽ đi theo sau. Tuy nhiên, vì rắn di chuyển theo đường cong uốn lượn, đuôi của nó đôi khi có vẻ như đi ngược chiều với đầu; nhưng cuối cùng, nó vẫn đi đúng nơi mà đầu đã đi: đầu và đuôi không tách rời nhau và đuôi luôn theo sau đầu. 

Về mặt biểu tượng, đầu đại diện cho khả năng suy nghĩ và lý trí, khả năng quyết định hướng đi, và phần còn lại của cơ thể, đại diện cho ứng dụng thực tế, hiện thực cụ thể, tất yếu sẽ theo sự dẫn dắt của đầu. Đây là lý do tại sao việc trau dồi loại suy nghĩ đúng đắn lại có lợi như vậy: ngay cả khi hành động của bạn chưa hoàn toàn phù hợp với suy nghĩ, nếu bạn kiên trì với thái độ tinh thần tích cực, bạn sẽ vượt qua mọi sự kháng cự bên trong và hành động theo sự tuân phục tinh thần.

Omraam Mikhaël Aïvanhov, Những quy tắc vàng cho cuộc sống hàng ngày.

---

You say that you never relax your efforts to transform yourself but that you have nothing to show for it; that all your good resolutions do no good. Don’t be discouraged; a profound transformation cannot be achieved all at once: it takes time. Sooner or later, if you keep your good resolutions constantly in mind, you will end by behaving in accordance with your desires. 

Watch a snake going into its hole: the head goes in first and, however long its body may be, the tail is bound to follow in the end. But, as a snake moves in a sinuous curve, the tail often seems to be going in the opposite direction to the head; in the long run, though, it always goes exactly where the head has gone: head and tail are not separated from each other and the tail always follows the head.

Symbolically, the head represents the faculty of thought and reason, the ability to decide on an orientation, and the rest of the body, which represents the practical application, the concrete realization, necessarily follows the lead of the head. This is why it is such an advantage to cultivate the right kind of thoughts: even if your actions don’t fully correspond to your thoughts yet, if you persevere in a good mental attitude, you will end by overcoming all your inner resistance and acting in obedience to the spirit.

Omraam Mikhaël AïvanhovGolden rules for everyday life.

Tuesday, 3 September 2024

Các Chohan của 7 Cung

Lưu ý: Hình ảnh các Chohans mang tính biểu tượng, không phải là hình thật của các Chân Sư.

Có 7 vị Chohan (các vị điểm đạo đồ bậc 6, trong khi quả vị Chân Sư tương ứng với điểm đạo đồ bậc 5), phụ trách 7 đạo viện của 7 cung. Dưới các Ngài còn có các Chân Sư khác rải rác khắp thế giới, sống ở những nơi khác nhau trong các quốc gia, không được nhận diện và không ai biết đến. Mỗi Chân Sư ở vị trí của mình tạo thành một điểm tập trung năng lượng của Đấng Chủ Tể Thế Giới và trở thành người phân phối bác ái và minh triết cho môi trường xung quanh các Ngài.


CHOHAN CUNG 1 - CHÂN SƯ MORYA (CHÂN SƯ M.)

Chân Sư Morya có rất nhiều đệ tử là người châu Âu và Mỹ. Ngài là một Hoàng tử Rajput và trong nhiều thập kỷ đã giữ một vị trí quyền lực trong các vấn đề của Ấn Độ. [Theo Chú Phillip Lindsay, một tiền kiếp khác của Chân Sư Morya là Akbar Đại Đế của Đế quốc Mogul, Ấn Độ. Còn theo sơ đồ Shamballa và Thánh Đoàn từ nguồn dưới đây thì một tiền kiếp của Ngài là Vua A Dục, Đại Đế Asoka. Trong khi đó, Hội Thông Thiên Học nói Vua A Dục là tiền kiếp của Đại tá Olcott, người sáng lập Hội Thông Thiên Học cùng Bà Helena Blavatsky (?)]

Ngài làm việc trong sự hợp tác chặt chẽ với Đức Bàn Cổ (Đức Manu), và sau này Ngài sẽ giữ chức vụ Manu của căn chủng thứ sáu. 

Ngài cư ngụ, cùng với Huynh đệ của Ngài là Chân Sư Koothumi (Chân Sư K.H.), tại Shigatse ở dãy Himalaya, và là một nhân vật quen thuộc với cư dân của ngôi làng xa xôi đó. Ngài là một người cao lớn với dáng vẻ uy nghiêm.

Ngài và Huynh đệ của Ngài, Chân Sư K. H., làm việc mật thiết với nhau, đã và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều thế kỷ nữa, vì Chân Sư K. H. đang chuẩn bị để nhận chức vụ Huấn Sư Thế Giới (World Teacher, Đức Christ, vị đứng đầu Thánh Đoàn), khi Đức Christ hiện tại rời vị trí này để làm công việc cao hơn, và căn chủng thứ sáu ra đời.

Chân Sư M. thuộc về Cung 1 - Ý Chí & Quyền Lực, công việc của Ngài chủ yếu liên quan đến việc thực hiện các kế hoạch của Đức Manu hiện tại. Ngài hoạt động như một nguồn cảm hứng cho các chính khách trên thế giới, Ngài điều khiển các mãnh lực thông qua Đức Văn Minh Đại Đế Mahachohan để tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tiến hóa nhân loại.

Trên cõi trần, những nhà lãnh đạo quốc gia vĩ đại có tầm nhìn xa và lý tưởng quốc tế chịu ảnh hưởng bởi Ngài. Ngài hợp tác cùng với một số đại thiên thần cõi trí, và ba nhóm thiên thần lớn làm việc với Ngài trên các cấp độ trí tuệ, kết hợp với các thiên thần cấp thấp hơn làm sinh động hóa các hình tư tưởng, từ đó duy trì các hình tư tưởng của các Đấng Dẫn Dắt (Guides) nhân loại vì lợi ích cho toàn thể nhân loại.

Chân Sư M. có một lượng lớn đệ tử dưới sự hướng dẫn của Ngài và làm việc liên quan đến nhiều tổ chức nội môn và huyền môn, cũng như thông qua các chính trị gia và các nhà chính khách trên thế giới.

CHOHAN CUNG 2 - CHÂN SƯ KOOTHUMI (CHÂN SƯ K.H.)

Ngài là một điểm đạo đồ cấp cao và thuộc cung 2 Bác Ái-Minh Triết. Ngài có nhiều đệ tử khắp nơi. Ngài có dáng vẻ quý phái và cao lớn, dù thân hình hơi mảnh mai hơn Chân Sư M. Một tiền kiếp của Chân Sư K.H. chính là nhà toán học và triết gia Hy Lạp cổ đại Pythagoras. Một số tài liệu cũng có nói đến một tiền kiếp khác của Ngài là Thánh Francis thành Assisi, tác giả của bài Kinh Hòa Bình nổi tiếng.

Ngài nói tiếng Anh trôi chảy, đọc sách rộng và bao quát, Ngài có nhiều sách bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trong phòng nghiên cứu của Ngài ở dãy Himalayas.

Ngài quan tâm nhiều đến việc làm sống động một số triết lý vĩ đại và tham gia vào một số tổ chức từ thiện. Ngài được giao nhiệm vụ chủ yếu là kích thích biểu hiện bác ái vốn tiềm ẩn trong trái tim của mọi người, và đánh thức trong tâm thức nhân loại nhận thức về sự thật cơ bản vĩ đại của tình huynh đệ.

CHOHAN CUNG 3 - CHÂN SƯ VENETIAN (PAUL THE VENETIAN)

Tên Ngài được lấy từ thành phố Venice, một trong những thủ đô văn hóa cổ nhất thế giới. Ngài chính là họa sĩ Paolo Veronese, một trong những họa sĩ lớn của Trường phái Venice thế kỷ 16.

Nhiệm vụ của Ngài gắn liền với sự phát triển của văn hóa nhân loại thông qua nghệ thuật, kiến trúc và khoa học. Ngài hợp tác với Chân sư Serapis, đào tạo trí tuệ nghệ thuật trong tương lai, giúp nó trở nên nhạy bén hơn với ảnh hưởng của các thiên thần cấp cao.

Ngài là Chân Sư trực tiếp hỗ trợ cho Đức Văn Minh Đại Đế Mahachohan. Ngài được nhắc đến nhiều lần trong các tác phẩm của Helena P. Blavatsky và trong các tiểu sử về bà. Rõ ràng, vị trí của Ngài có tầm quan trọng cực kỳ, không chỉ là một liên kết trực tiếp với Đức Mahachohan, mà còn là cầu nối tới tất cả các cung và đạo viện của các Chân Sư khác.

CHOHAN CUNG 4 - CHÂN SƯ SERAPIS (CHÂN SƯ AI CẬP)

Chân Sư Serapis, thường được gọi là Chân Sư Ai Cập. Ngài là Chân Sư thuộc cung 4. Những phong trào nghệ thuật lớn trên thế giới, sự phát triển của âm nhạc, hội họa và kịch nghệ đều nhận được sự thúc đẩy năng lượng từ Ngài.

Ngài dành phần lớn thời gian và sự chú ý của mình cho công việc của dòng tiến hóa thiên thần, cho đến khi nhờ sự trung gian của họ mà những khải thị lớn trong thế giới âm nhạc và hội họa sẽ sớm trở thành hiện thực.

Trước khi đảm nhận công việc đặc biệt, Chân Sư Serapis đã tìm cách mang đến những ý tưởng xây dựng để giúp đỡ nhân loại. Ngài đã hình dung một sự thống nhất toàn cầu trong lĩnh vực chính trị, điều này sẽ hoạt động như một liên kết thông minh giữa các quốc gia để bảo vệ hòa bình quốc tế.  

Tên “Serapis” có nghĩa là rắn, và trong trường hợp này là ‘rắn của minh triết’. Biểu tượng con rắn được thể hiện trong trang phục đội đầu Uraeus của người Ai Cập, có liên hệ mật thiết với trung tâm Ajna thức tỉnh. Ai Cập, tất nhiên, là một nền văn minh lớn của nghệ thuật và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Cung 4.

CHOHAN CUNG 5 - CHÂN SƯ HILARION

Vị Chohan cung 5 của Tri Thức Cụ Thể và Khoa Học là Chân Sư Hilarion. Tiền kiếp của Ngài là Thánh Paul thành Tarsus. Ngài hiện hữu trong xác thân hồng trần ở đảo Crete (Hy Lạp), nhưng dành phần lớn thời gian ở Ai Cập.

Chính Ngài là người đã đưa ra cho thế giới tác phẩm huyền môn “Ánh sáng trên Đường đạo” (tác giả Mabel Collins). Công việc của Ngài đặc biệt thú vị với công chúng trong thời điểm khủng hoảng này, vì Ngài làm việc với những người đang phát triển trực giác, khởi xướng phong trào Tinh Thần và kích thích các nhóm Nghiên cứu Thông linh ở khắp nơi.

Ngài theo dõi tất cả những người có khả năng thông linh cấp cao và hỗ trợ phát triển năng lực của họ vì lợi ích tập thể. Liên kết với một số thiên thần cõi cảm dục, Ngài làm việc giúp mở ra thế giới nội tại (chủ quan) đằng sau vật chất thô trược cho những người tìm kiếm chân lý.

CHOHAN CUNG 6 - CHÂN SƯ JESUS 

Đấng Chohan cung 6, điểm hội tụ của năng lượng chảy qua các nhà thờ Cơ Đốc giáo hiện đang sống trong thể xác người Syria và cư ngụ ở một vùng đất thánh. Ngài di chuyển nhiều và dành khá nhiều thời gian ở các khu vực khác nhau của Châu Âu.

Ngài đặc biệt làm việc với quần chúng hơn là với cá nhân, mặc dù Ngài đã tập hợp xung quanh mình một số lượng lớn đệ tử. Ngài được giao nhiệm vụ điều hướng tư tưởng của phương Tây ra khỏi trạng thái bất ổn hiện tại, và dọn đường ở Châu Âu và Châu Mỹ cho sự xuất hiện của Đức Huấn Sư Thế Giới (Đức Christ).

Các kiếp sống của Ngài được biết đến nhiều trong lịch sử Kinh Thánh, xuất hiện lần đầu tiên như là Joshua con trai của Nun, một tiền kiếp khác vào thời Ezra như Jeshua, nhận điểm đạo lần thứ ba, như đã kể trong sách Zechariah, và trong câu chuyện Phúc Âm, Ngài được biết đến qua hai hy sinh lớn, đó là việc Ngài hiến thân thể cho Đức Christ sử dụng, và sự từ bỏ vĩ đại, đặc trưng của cuộc điểm đạo thứ tư. Kiếp sống là Apollonius xứ Tyana, Ngài đã đạt được lần điểm đạo thứ năm và trở thành một Chân Sư Minh triết.

CHOHAN CUNG 7 - ?

Kể từ khi Chân Sư R. (*) rời vị trí này vào đầu thế kỷ 20 để đảm nhận vị trí Đức Văn Minh Đại Đế Mahachohan, chúng ta vẫn chưa được biết tên của vị Chân Sư cung 7 hiện tại. Năng lượng cung 7 của Trật Tự Nghi Lễ và Huyền Thuật, cung của tổ chức, sẽ mạnh mẽ với Chân Sư này, người sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với Đức Văn Minh Đại Đế Mahachohan, và Đức Bàn Cổ Manu trong việc hiện thực hóa các kế hoạch của Thánh đoàn.

(*) Đấng Chohan cung 7 trước đây là Chân Sư Rakoczi (Chân Sư R.), người Hungary, sống tại dãy núi Carpathian. Ngài còn được biết đến với tên là Bá tước Saint Germain, đã có rất nhiều sách viết về Ngài. Ngài quan tâm đến các vấn đề chủng tộc tại châu Âu và giám sát sự phát triển tư duy tại Mỹ và Úc. Ngài làm việc với các nghi lễ và nghi thức huyền linh, có liên kết với Hội Tam Điểm và Hội Hoa Hồng Thập Tự.  Hai tiền kiếp của Ngài, Roger Bacon và Francis Bacon đều là những nhà bác học, nhà khoa học, triết gia lỗi lạc.

Tài liệu tham khảo: Phillip Lindsay, Masters of the 7 Rays

Sunday, 1 September 2024

Thể trí, hình tư tưởng và thanh luyện thể trí

 









Xác định cấu trúc cung năng lượng cá nhân



XÁC ĐỊNH CUNG LINH HỒN 
(dựa trên tài liệu của Cô Leoni Hodgson, Journey of the Soul)

Tham thiền về các câu hỏi sau, tìm kiếm câu trả lời trong trái tim.

Những phẩm chất tốt và điểm mạnh của tôi là gì? Tôi có những kỹ năng hay tài năng đặc biệt nào?
Có những phẩm chất hoặc điểm mạnh mới nào đang xuất hiện không? Nếu có, chúng là gì?
Tôi muốn giúp đỡ thế giới như thế nào nhất? Những khát vọng cao nhất của tôi là gì? 
Nghề nghiệp nào sẽ thỏa mãn nhu cầu trong trái tim tôi, để giúp đỡ người khác?

Cung 1: Mục tiêu của tôi là sử dụng sức mạnh ngày càng tăng và khả năng quản lý và lãnh đạo - thông qua chính phủ, chính trị hoặc luật pháp, để tăng cường sức mạnh và giải phóng người khác.

Cung 2: Mục tiêu của tôi là phát triển sự thấu hiểu trực giác sâu sắc và yêu thương con người để giúp giảm bớt đau khổ; hoặc trở nên bao dung và khôn ngoan để có thể dạy và soi sáng người khác và giảm bớt đau khổ.

Cung 3: Mục tiêu của tôi là nói lên tiếng nói của lý trí và trí tuệ, để nuôi dưỡng trí tuệ của sinh viên và giúp họ phát triển sức mạnh của trí tuệ. Tôi muốn sử dụng chuyên môn tự nhiên của mình trong thế giới kinh doanh hoặc kinh tế để mang lại điều tốt đẹp nhất.

Cung 4: Mục tiêu của tôi là giúp người khác hòa hợp và giải quyết xung đột trong cuộc sống của họ, làm đẹp cuộc sống, thể hiện vẻ đẹp tuyệt mỹ nhưng đau đớn tột cùng của cuộc sống trong tất cả sự sống động của nó.

Cung 5: Mục tiêu của tôi là sử dụng chuyên môn khoa học và sức mạnh trí tuệ giống như tia laser để khám phá những sự thật khoa học mới và loại bỏ sai lầm, dẫn dắt và chỉ đạo người khác để mang lại điều tốt đẹp hơn cho trái đất (5 chuyển sang 1). 

Cung 6: Mục tiêu của tôi là sử dụng tình yêu và trí tuệ ngày càng tăng của mình để khởi xướng các cuộc vận động vì điều tốt đẹp cao cả hơn, truyền cảm hứng cho mọi người tìm kiếm lý tưởng cao nhất của họ, cứu người nghèo khó và khổ đau (6 chuyển sang 2).

Cung 7: Mục tiêu của tôi là sử dụng chuyên môn tổ chức và khơi dậy các năng lượng thiêng liêng để giúp tổ chức thế giới sao cho nó phản ánh sự hài hòa và vẻ đẹp của Thiên Cơ.

Hãy tự hỏi bản thân, “những khoảnh khắc vui sướng hoặc thiêng liêng nhất của tôi là gì?”

Cung 1: Hoạt động vui sướng nhất của tôi là loại bỏ tất cả những thứ không cần thiết và sống trong sự tự do hoàn hảo. Cảm giác thiêng liêng nhất của tôi là đồng nhất với Cái Tôi Duy Nhất và đứng trước sự phấn khởi của sự hiện diện và sức mạnh Thiêng Liêng. Khát vọng của tôi là “trở thành Một và Duy Nhất”.

Cung 2: Hoạt động vui sướng nhất của tôi là “hiện hữu trong tình yêu” hoặc theo đuổi minh triết và phân phát sự hiểu biết. Cảm giác thiêng liêng nhất của tôi là tình yêu thiêng liêng, hoặc sự bao hàm và toàn vẹn vô hạn. Khát vọng của tôi là yêu thương tất cả và trở thành một với tất cả, hoặc đạt được minh triết thiêng liêng toàn hảo và toàn tri.

Cung 3: Hoạt động vui sướng nhất của tôi là hoạt động trí tuệ và thể chất, lý thuyết hóa, lập kế hoạch và sau đó hành động theo kế hoạch đó. Cảm giác thiêng liêng nhất của tôi là sự đánh giá cao những lý thuyết và bằng chứng giải thích bản chất của sự vật. Khát vọng của tôi là “lập kế hoạch cùng với Thượng Đế” và biểu hiện Thiên Cơ.

Cung 4: Hoạt động vui sướng nhất của tôi là tạo ra vẻ đẹp và sự cân bằng hoàn hảo.

Cung 5: Hoạt động vui sướng nhất của tôi là khám phá những điều đã ẩn giấu trước đây. Cảm giác thiêng liêng nhất của tôi là chiêm ngưỡng thiết kế thông minh tuyệt vời của thiên nhiên. Khát vọng của tôi là “hiểu biết” về bí ẩn của sự sống.

Cung 6: Hoạt động vui sướng nhất của tôi là ở trong sự hiện diện thiêng liêng của người tôi ái mộ và yêu và được yêu hoàn toàn bởi người yêu dấu, có tự do để theo đuổi lý tưởng cao nhất của tôi với nhiệt tâm rực lửa và thể hiện lý tưởng đó.

Cung 7: Hoạt động vui sướng nhất của tôi là mang lại trật tự từ sự hỗn loạn. Cảm giác thiêng liêng nhất của tôi là chiêm ngưỡng những hình thức (do thiêng liêng tạo ra hoặc do con người tạo ra) hoàn hảo thể hiện một khía cạnh nào đó của Thiết Kế Vũ Trụ. Khao khát của trái tim tôi là đạt được biểu hiện hoàn hảo của mô hình thiêng liêng trong hình hài.

---

Bài trình bày (pdf): https://tinyurl.com/rayprofile 

Link bài viết về 7 Cung và 7 Nhóm Linh Hồn: https://www.minhtrietmoi.org/WPress/bay-cung-va-bay-nhom-linh-hon

Link playlist chuỗi chuyên đề về chiêm tinh và tâm lý học nội môn: https://tinyurl.com/chiemtinhtamlynoimon

Playlist: https://tinyurl.com/learningjourneyvn