Thursday 18 May 2023

Tổng hợp và sự hợp nhất của hai tam nguyên, cao và thấp.


Video by Duane Carpenter 

Chân Sư Tây Tạng DK mô tả sự nâng lên và hợp nhất vĩ đại của tinh thần và vật chất theo cách này:

“Bí mật của Lửa ẩn trong chữ thứ hai của Linh Từ. Bí nhiệm của sự sống ẩn giấu trong tim. Khi điểm thấp hơn rung động, khi Tam Giác Thiêng chiếu sáng, khi điểm, trung tâm lực ở giữa, và đỉnh cùng bừng cháy, lúc bấy giờ hai tam giác - lớn và nhỏ - hòa hợp thành ngọn lửa duy nhất thiêu rụi toàn thể”

“Fohat (Lửa/năng lượng vũ trụ) chạy khắp không gian. Ngài tìm kiếm sự bổ sung cho Ngài. Linh khí của Đấng bất động và lửa của Đấng Duy Nhất đang tìm cái Tổng Thể từ khởi thủy, đổ xô để gặp gỡ nhau và bầu thế giới bất động trở thành bầu hoạt động”. (Luận về Lửa Vũ Trụ, trang172-173)

Bằng việc đưa ra một phiên bản hoạt họa của ý tưởng về các tam nguyên cao và thấp này, nó có thể giúp cho môn sinh có một bức tranh chính xác hơn theo một cách thức nhỏ bé nào đó về quá trình huyền thuật, và cách có những đường lối tiếp xúc rõ ràng giữa các nguyên lý cao nhất và thấp nhất bên trong chính y nếu y lựa chọn khám phá chúng. 

Mỗi người cuối cùng phải tuân theo các nguyên lý cổ xưa và các định luật chuyển hóa tinh thần mà trong đó việc thanh luyện và tích hợp phàm ngã chỉ mới là bước khởi đầu. 

Trước sự hợp nhất giữa các tam nguyên thấp hơn và cao hơn, người môn sinh đối mặt với hai dòng chảy hay năng lượng mạnh mẽ được mô tả trong trích dẫn tiếp theo của Chân Sư DK, cả hai đi ngược chiều nhau.

“Nhờ hoạt động của sự sống thu hút của linh hồn y, y nhận ra sự thu hút của vật chất và của hình hài, và bị buộc phải nhận ra sự thôi thúc và sức lôi kéo của cả hai. Y học cách để cảm thấy bản thân y như “treo lưng chừng giữa hai lực vĩ đại”, và, một khi các lưỡng nguyên được hiểu rõ, nó hé lộ cho y một cách từ từ và chắc chắn rằng yếu tố quyết định trong cuộc đấu tranh là ý chí thiêng liêng của y, ngược lại với ý muốn ích kỷ của y. Do đó, các mãnh lực kép giữ vai trò của chúng cho đến khi người ta thấy chúng như hai dòng năng lượng thiêng liêng vĩ đại, đang kéo theo các hướng ngược nhau, và lúc đó y bắt đầu biết về hai con đường, đã được đề cập trong quy luật của chúng ta. Một con đường dẫn trở lại vào vùng đất ảm đạm của sự tái sinh, còn đường kia dẫn xuyên qua cánh cửa vàng đến thành phố của những linh hồn giải thoát. Do đó một con đường thuộc về sự giáng hạ tiến hóa và lôi cuốn y vào vật chất sâu thẳm nhất; còn đường kia thì dẫn y ra khỏi bản chất xác thân, và cuối cùng làm cho y ý thức về thể tinh thần của mình, qua đó mà y có thể hoạt động trong giới (vương quốc) linh hồn.” (Luận về Huyền Linh Thuật, trang 229-30).

No comments:

Post a Comment