Monday 23 September 2024

Luân xa tùng thái dương (Manipura)

Trong trung tâm lực này, chúng ta tìm thấy nguyên nhân của bệnh tật khi nó là kết quả của căng thẳng cảm xúc.

TÂM LÝ HỌC 

Chức năng tâm lý của luân xa tùng thái dương là thể hiện cảm xúc của chúng ta. Tùng thái dương là cánh cửa mở ra cõi cảm dục và là cổng vào cơ thể của cung 6 cảm xúc. Mãnh lực này thống trị người bình thường, làm cho cung này và luân xa tùng thái dương trở nên rất mạnh mẽ.

Cảm xúc và ham muốn của chúng ta không ngừng khao khát hạnh phúc và niềm vui. Nếu chúng bị từ chối hoặc chúng ta bị từ chối, nó sẽ ghi nhận vào luân xa tùng thái dương. Ngay cả khi chúng ta đạt được điều mình muốn, trung tâm này cũng không được thỏa mãn lâu dài. Nó khát khao những sự thỏa mãn mới. Mãnh lực của cảm xúc và ham muốn khiến những người dưới sự kiểm soát của chúng dao động giữa hai thái cực của niềm vui và nỗi đau. Để thoát khỏi vòng xoay này, cần chuyển hóa ham muốn thành khát vọng (chí nguyện) hướng tới những điều cao quý hơn – chuyển trọng tâm từ luân xa tùng thái dương lên luân xa tim bao dung. Phần thưởng cho những ai đạt được điều này là sự bình an và thanh thản về mặt cảm xúc.

Từ 7 đến 14 tuổi, linh hồn cố gắng kiểm soát thể cảm xúc, cân bằng cảm xúc và mang chúng vào sự kiểm soát của mình. Cha mẹ có thể giúp con cái trong giai đoạn này bằng cách dạy chúng thể hiện cảm xúc theo cách lành mạnh.

CƠ THỂ

a. Tuyến tụy. Luân xa tùng thái dương kết nối vào tuyến tụy, hoạt động đặc biệt qua các phần nội tiết của tuyến – tiểu đảo Langerhans. Chúng tiết ra insulin và glycogen để kiểm soát lượng đường trong máu.

b. Tiêu hóa vùng giữa. Luân xa cổ họng chi phối hệ tiêu hóa hoặc đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tùng thái dương là trung tâm chi phối chính của dạ dày, gan, túi mật và tuyến tụy. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ luân xa cổ họng (Kim Ngưu), tiến qua các cơ quan tiêu hóa trung tâm (Cự Giải), và kết thúc ở hậu môn và quá trình bài tiết chất thải rắn (Hổ Cáp).

c. Hệ thần kinh giao cảm (SNS) chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động của luân xa tùng thái dương. Các dây thần kinh truyền tín hiệu qua hệ giao cảm bắt nguồn từ tủy sống ở khu vực tùng thái dương.

BỆNH TẬT

Nhiều rối loạn tâm lý và thần kinh gây ra bởi sự bất ổn.

Khó tiêu và các bệnh về cơ quan tiêu hóa, tuyến tụy và các rối loạn đường ruột.

Vấn đề về máu: nhiễm trùng máu, ngộ độc máu, phát ban da.

Mãnh lực cung 6 gây ra rối loạn cảm xúc và tắc nghẽn dĩ thái/luân xa là nguyên nhân đứng sau hầu hết các vấn đề về sức khỏe. Các rối loạn thần kinh và tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo cơ thể không thể xử lý độc tố đang được tạo ra. Luân xa tim và tùng thái dương liên kết chặt chẽ, và vấn đề về chất lượng máu có thể phát sinh từ sự rối loạn của luân xa tùng thái dương. Một luân xa tùng thái dương gặp vấn đề có thể lan tỏa năng lượng xấu một cách âm thầm đến bất kỳ luân xa hay cơ quan nào trong cơ thể có điểm yếu, gây ra rối loạn ở những cơ quan đó.

Bệnh ung thư: Đây là căn bệnh cổ xưa và những hạt giống của nó nằm trong DNA của chúng ta, trong thể cảm xúc.

“Cội rễ của ung thư sâu thẳm trong bản chất cảm xúc hoặc khát khao, và bắt nguồn từ thể cảm dục.” ****

Ung thư chủ yếu là căn bệnh của sự kìm nén, của sự ức chế – về cảm xúc và khát khao. Điều này kích hoạt một phản ứng từ khía cạnh ý chí sống của cung 1 (cảm giác sự sống còn của cơ thể đang gặp nguy hiểm), dẫn đến sự hoạt động quá mức và sự phát triển của tế bào (một phản ứng của cung 2). Điều này, đến lượt nó, tạo ra sự tắc nghẽn và hoạt động quá mức trong một luân xa, và do đó, năng lượng gia tăng đổ vào các tế bào và cơ quan do luân xa đó chi phối. Kết quả là bệnh ung thư.

Sự kìm nén cảm xúc, khát khao (cung 1) mãn tính sẽ dẫn đến ung thư/quá trình xây dựng tế bào quá mức (cung 2).

Trong lá số chiêm tinh, nó có thể biểu hiện qua góc chiếu khó khăn [vuông góc hay đối đỉnh] giữa hành tinh chi phối cảm xúc (Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Hải Vương), và một hành tinh mang cung 1 (Sao Thổ và Sao Diêm Vương); với một liên kết đến Sao Mộc (cung 2).

Trung tâm của đời sống cảm xúc – luân xa tùng thái dương, là trung tâm chính của sự nhiễm bệnh. Nhưng điều này có thể lan tỏa đến bất kỳ luân xa hoặc bộ phận nào của cơ thể bị suy yếu. Chẳng hạn, ung thư có thể xuất hiện ở cổ họng nếu chúng ta sợ nói về một sự lạm dụng nghiêm trọng, ở xương nếu chúng ta kìm nén nỗi sợ hãi về cuộc sống, hoặc ở cơ quan sinh dục do ép buộc sống độc thân. 

Nỗi sợ hãi, cảm xúc quá mức và sự trì trệ là những yếu tố tiền đề lớn cho ung thư.

Chúng ta có thể tránh ung thư bằng cách giữ cho hệ thống của mình thông suốt và vui vẻ, tránh mọi sự kìm nén và tìm kiếm các phương tiện thay thế để biểu hiện mãnh lực nếu không có lối thoát bình thường. Thiền để đạt được sự bình yên nội tâm và thực hành vô hại và lòng nhân ái là những biện pháp phòng ngừa tuyệt vời. Nhưng khi chúng ta già đi và linh hồn bắt đầu rút lui, cơ thể suy yếu và chúng ta có thể mắc bất kỳ căn bệnh nào – kể cả ung thư.

~ Cô Leoni Hodgson 


No comments:

Post a Comment